Các hệ thống khác 1 Hệ thống đường ống

Một phần của tài liệu Tính toán mô hình hệ thống BALLAST phục vụ công tác giảng dạy thực hành (Trang 46 - 50)

1 Giới thiệu chung

5.2 Các hệ thống khác 1 Hệ thống đường ống

5.2.1 Hệ thống đường ống

Đường ống trong hệ thống có chức năng dẫn chất lỏng từ nơi này tới nơi khác. Đường ống dùng cho mô hình có vật liệu là ống đồng do nó có tính ưu việt tốt hơn so với ống thép. Đường ống của hệ thống ballat được sơn màu xanh nước biển. Trên mỗi két Ballast được trang bị thêm ống đo và ống thông hơi. Theo sơ đồ

nguyên lý hình (3.1)bảng (3.2) dung tích các két Ballast tác giả lựa chọn đường ống với những thông số sau:

Bảng 3.10Bảng chiều dài từng đoạn ống

L1-2 (m) 0,5 L3-4 (m) = L3-7 (m) 0,3 Tiêu chuẩn L2-2’ (m) 0,1 L4-4’ (m) = L8-8’ (m) 0,2 Loại ống đồng cứng (DWV) theo tiêu chuẩn: TCVN/TC2 6 L2’-3 (m) = L7-11 (m) 0,2 L4-5 (m) = L7-8 (m) 0,05 L5-6 (m)= L8-9 (m) 0,05 L5-5’ (m) = L9-9’ (m) 0,6 L6-6’ (m) = L10-10’ (m) 1,2 L2’-12 (m) 0,3 Đường kính ống (m) 0,014

Ngoài những tiêu chuẩn trên thì đối với hệ thống Ballast trên tàu thủy, theo Quy chuẩn đóng tàu quốc gia (QCVN21:2010/BGTVT) thì còn có một số những quy định sau:

5.2.1.1 Ống thông hơi

Quy định chung

- Tất cả các két và khoang các ly phải được trang bị các ống thông hơi có diện tích mặt cắt ngang đủ để phục vụ việc thông hơi cho phần bất kỳ của két hoặc khoang cách ly.

- Các két có tấm nóc có chiều dài hoặc rộng từ 7 (m) trở lên phải có từ hai ống trở lên ở các khoảng cách thích hợp. Các két có tấm nóc nghiêng chỉ cần có một ống thông hơi đặt ở phần cao nhất của tấm nóc.

- Nếu các két hoặc các khoang cách ly có hình dạng phức tạp, số lượng và vị trí các ống thông hơi sẽ được xem xét riêng.

- Phải bố trí các ống thông hơi sao cho có thể tự xả nước.

Kích thước của các ống thông hơi

Kích thước của các ống thông hơi phải như sau:Tổng diện tích mặt cắt ngang của các ống thông hơi cho các két có thể nạp bằng bơm không được nhỏ hơn 1,25 lần tổng diện tích mặt cắt ngang của các ống nạp. Phải có biện pháp an toàn tránh tạo ra chân không khi két được bơm ra.Đường kính trong của các ống thông hơi cho các két hoặc khoang cách ly liền vỏ không được nhỏ hơn 50 mm.

Chiều cao của các ống thông hơi

Khi các ống thông hơi kéo dài lên quá boong mạn khô hoặc boong thượng tầng, các phần nhô lên của các ống phải có kết cấu vững chắc. Chiều cao ống từ bề mặt trên của boong tới điểm nước có thể vào, phải tối thiểu bằng 760 (mm) ở boong mạn khô và 450 (mm) tại boong thượng tầng.

Nếu các chiều cao này gây trở ngại cho hoạt động của tàu, có thể giảm chiều cao tới giá trị do Đăng kiểm ấn định với điều kiện là Đăng kiểm thấy thoả đáng rằng chiều cao bé này là chấp nhận được do có trang bị thiết bị đóng và các lý do khác.

5.2.1.2 Ống đo

Quy định chung

Phải có ống đo hoặc thiết bị chỉ báo mức chất lỏng cho tất cả các két, khoang cách ly và các vùng khó vào.Phải gắn chắc các thẻ ghi tên vào đầu trên các ống đo.

Đầu trên của ống đo

Các ống đo phải được dẫn tới các vị trí luôn tiếp cận được ở trên boong vách và phải có phương tiện đóng có hiệu quả ở đầu trên của các ống đo. Các ống đo cho các két không phải các két chứa dầu dễ cháy và khoang cách ly có thể được dẫn tới các vị trí luôn tiếp cận được từ sàn buồng máy nếu có van nêm hoặc nắp vặn gắn vào ống đo bằng dây xích.

Kết cấu các ống đo

- Các ống đo phải càng thẳng càng tốt, nếu cong thì độ cong phải đủ lớn.

- Phải lắp các tấm có kích thước thích hợp và đủ dày vào tôn đáy dưới các ống đo có đầu hở để phòng hỏng tôn đáy khi va đập với thước đo. Nếu dùng các ống đo kín đầu, các nút kín ở các đầu phải có kết cấu chắc chắn.

- Đường kính trong của ống đo xuyên qua khoang được làm lạnh tới 00C hoặc thấp hơn không được nhỏ hơn 65 (mm) và của các ống đo khác không được nhỏ hơn 32 (mm).

5.2.2 Két hàng

Đề hoàn thiện mô hình hệ thống giống với một con tàu dầu, thì trong đề tài ngoài có hệ thống Ballast. Tác giả còn xây dựng thêm một số hệ thống khác như: Hệ thống hàng, hệ thống khí trơ, hệ thống cứu hỏa... Nhưng trong đề tài tác giả chỉ xin giới thiệu qua những hệ thống này. Những hệ thống này sẽ được hoàn thiện trong thời gian tới. Khi xây dựng hệ thống hàng thì tác giả cũng tham khảo tài liệu về thiết tàu. Mô hình bao gồm 6 két hàng với các thông số như sau:

Bảng 3.11Kích thước két hàng Tên két Chiều dài (m) Chiều rộng (m) Chiều cao (m) Dung tích (m3) Vật liệu 1 CS, 2CS 0,4 0,25 0,44 0,044 Các tấm kính chịu lực (TCVN 7455: Việt Nam) 1CC, 2CC 0,4 0,25 0,44 0,044 1CP, 2CP 0,4 0,25 0,44 0,044 Tổng dung tích của các két hàng 0,264

Hình 3.16Sơ đồ hệ thống hàng của mô hình Chú thích:

CP1 Cargo Pump Bơm hàng 1

CV Cargo Valve Van hàng

C.S CargoStarboard Két hàng phải

C.C Cargo Center Két hàng giữa

C.P Cargo Port Két hàng bên trái

Một phần của tài liệu Tính toán mô hình hệ thống BALLAST phục vụ công tác giảng dạy thực hành (Trang 46 - 50)