Năng suất lao động

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 37 - 39)

III. Chất lượng tăng trưởng kinh tế

2. Năng suất lao động

Xét theo thời gian và quá trình phát triển, năng suất lao động của nước ta có xu hướng ngày càng tăng. Dưới đây là năng suất lao động theo giá thực tế trong giai đoạn 2000 – 2013.

Bảng 3: Năng suất lao động theo giá thực tế 2000 – 2013

Đơn vị: triệu VNĐ/người.

Năm 2000 2005 2010 2013

Năng suất lao động 12 19.6 37.6 66

Tỷ lệ thay đổi (%) 100 163.33 313.33 550.00

Nguồn: www.gso.gov.vn

Năng suất lao động của Việt Nam có xu hướng tăng. Điều này là dễ hiểu vì qua các thời kỳ thì trình độ của người lao động ngày càng tăng, người lao động có nhiều cơ hội được tiếp cận với máy móc công nghệ hiện đại, có nhiều thiết bị hoạt động thay cho sức lao động của con người, dây chuyền sản xuất được áp dụng vào nhiều ngành, có thể giảm bớt lượng lao động mà vẫn tạo ra nhiều sản phẩm, do đó năng suất lao động qua các giai đoạn từ 2000 đến 2013 tăng lên.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á - Thái Bình

Dương; – thấp hơn Singapore gần 15 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm Malaysia và hai phần năm Thái Lan.

Năng suất lao động có mối quan hệ thuận chiều với tăng trưởng kinh tế. Hiện nay, năng suất lao động nước ta ở mức thấp, đó cũng là một trong những lý do để giải thích tại sao tăng trưởng trong vài năm gần đây lại thấp hơn so với những giai đoạn trước. Điều này được thể hiện cụ thể qua biểu đồ về mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP, tăng năng suất và tăng quy mô lao động dưới đây:

Biểu đồ 8: Quan hệ giữa tăng trưởng GDP, tăng năng suất và tăng quy mô lao động 2001 - 2013

Nguồn: www.gso.gov.vn

Qua biểu đồ ta thấy, nhìn chung trong giai đoạn 2001 – 2013, tốc độ tăng GDP và tốc độ tăng năng suất lao động cùng chiều, do tốc độ tăng lao động tương đối ổn định, đạt mức trung bình là khoảng 2,74%.

Xét về tốc độ, tốc độ tăng năng suất lao động giảm đi tại Việt Nam. Năm 2001 là 3,9%, giảm xuống còn 3,4% năm 2013, trung bình cả giai đoạn là 4,08%. Cụ thể trong giai đoạn 2001-2007, năng suất lao động tăng trung bình 4,75% mỗi năm , lớn nhất là vào năm 2007 (5,51%), nguyên nhân là trong năm này Việt Nam gia nhập WTO, do đó thực hiện theo những quy định chung của tổ chức này, như giảm thuế, bỏ hạn ngạch ở một số mặt hàng để thực hiện theo xu thế tự do hóa thương mại, và có thể nhập khẩu các công nghệ máy móc hiện đại, giảm bớt được sức lao động của người lao động, làm tăng năng suất lao động.

Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế (OECD), suy giảm về tăng trưởng năng suất lao động đã gây tác động tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2007 – 2008 trước khi xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%. Đặc biệt năm 2012, tốc độ tăng năng suất lao động thấp nhất (2,74%), đó cũng kéo theo tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong vong 13 năm kể từ 1999 trở lại đây. Theo số liệu của Tổng cục thống kê quốc gia, GDP của Việt Nam năm 2012 đã tăng 5,2%, đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999, khi mức độ tăng trưởng kinh tế được ghi nhận ở mức 4,77%. Đến 2013, tốc độ tăng năng suất lao động tăng lên đến 3,4% và tốc độ tăng trưởng 2013 là 5,42%.

Theo dự báo của WB, kinh tế Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng 5,4% trong năm nay, thấp hơn mức 5,8% mà Chính phủ dự kiến. Mặc dù dự báo này của WB dựa

trên tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm và có thể thay đổi trong trường hợp có những đột biến ở 3 tháng cuối năm, nhưng theo kinh tế trưởng WB tại Việt Nam khẳng định, mức dao động quanh ngưỡng tăng trưởng 5,4% sẽ không lớn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 37 - 39)