Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 64 - 67)

II. Giải pháp và kiến nghị

2. Một số kiến nghị

2.1. Giải quyết các “nút thắt” đối với tăng trưởng (nâng cao chất lượng thể chế, cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực) cả về mặt số lượng và chất lượng để đảm bảo tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Đối với thể chế: chất lượng thể chế là tiền đề quan trọng cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Do vậy cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và thể chế cho sự phát triển các loại thị trường, đặc biệt là khung khổ pháp lý và thể chế giám sát tài chính để đảm bảo ổn định vĩ mô cho tăng trưởng và phát triển bền vững. Bên cạnh đó cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp, minh bạch, khả năng giải trình và phối hợp của các cơ quan quản lý của bộ máy nhà nước.

Đối với cơ sở hạ tầng, trong điều kiện nguồn nhân lực phát triển cho cơ sở hạ tầng là rất lớn, để có sự lựa chọn tốt nhất với chi phí cơ hội thấp nhất, cần phải có tầm nhìn quy hoạch dài hạn với các hình thức phối hợp công – tư hiệu quả trong việc huy động các nguồn lực.

Về nguồn nhân lực, các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước đang phát triển đề khẳng định phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố

rất quan trọng để đảm bảo phát triển bền vững. Tuy nhiên việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực lại có liên quan đến toàn bộ hệ thống giáo dục – đào tạo và các nhóm xã hội. Do vậy cần phải thực hiện đồng bộ các khâu như: đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục theo hướng hiện đại và thực hành định hướng nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục và năng lực quản lý nhà nước trong giáo dục; phối hợp chặt chẽ giữa các bên tham gia thị trường lao động (doanh nghiệp và cơ sở đào tạo), giữa các cơ sở đào tọa trong và ngoài nước; tăng cường đầu tư cho giáo dục bằng nhiều nguồn khác nhau thông qua đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục.

2.2. Chuyển đổi mô hình tăng trưởng

Mô hình cũ vẫn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên, công nghệ gia công và gia tăng vốn đầu tư vào ngành thâm dụng vốn được nhà nước bảo hộ (xi măng, thép, ô tô, đóng tàu…) đã làm cho chất lượng tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế của nền kinh tế thấp. Để tăng trưởng bền vững dài hạn Việt Nam cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực, phát triển xanh, thân thiện với môi trường và tăng trưởng theo chiều sâu.

Tăng trưởng cao đi đôi với nó giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Việt Nam cần thực hiện đồng bộ để nâng cao năng lực cho các ngành công nghiệp liên hoàn và tăng cường tham gia vào mạng lưới sản xuất khu vực và chuỗi trị giá toàn cầu của các ngành.

2.3. Tái cơ cấu nền kinh tế ở các cấp độ

Ở tầm vĩ mô: tái cơ cấu toàn bộ nền kinh tế bao gồm cơ cấu lại ngành nghề, vùng lãnh thổ, sản phẩm, nguồn nhân lực và các loại thị trường. Cần định vị đúng mục tiêu dài hạn trước mắt của nền kinh tế, từ đó xác định những định hướng chiến lược cho từng thời kỳ.

Tái cơ cấu ngành kinh tế: trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các chiến lược và tái cơ cấu kinh tế của mỗi nước không chỉ thuần túy nhìn từ góc độ chuyển dịch ngành kinh tế trong phạm vi từng quốc gia. Tái cơ cấu còn mang tính đến sự hoạt động của mạng lưới thông tin internet toàn cầu và chuỗi giá trị toàn cầu. Ngành nghề cần phải cơ cấu lại theo hướng các ngành, các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và có năng lực cạnh tranh cao.

Tái cơ cấu vùng được thực hiện thông qua tái phân bổ lượng sản xuất theo vùng. Cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu ngành kinh tế thực chất là hai mặt của một thống nhất và đều là biểu hiện của sự phân công lao động trong xã hội. Tái cơ cấu vùng dựa trên lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của từng vùng, từng địa

phương, tăng cường sự kết nối, bổ sung cho nhau thành một nền kinh tế thống nhất, kết nối hiệu quả của khu vực với kinh tế thế giới.

Tái cơ cấu các hình thức sở hữu cũng là một nhân tố tác động đến cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ. Loại cơ cấu này phản ánh mối quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất giữa các chủ thể tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển. Tái cơ cấu các hình thức sở hữu cần chú trọng nâng cao vai trò vị trí của khu vực kinh tế tư nhân.

Tái cơ cấu đầu tư là tái cơ cấu nguồn vốn huy động cũng như tái phân bổ sử dụng vốn đầu tư toàn xã hội bao gồm đầu tư nhà nước, đầu tư doanh nghiệp và đầu tư hộ gia đình. Tái cơ cấu đầu tư cần cân đối nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, tái cơ cấu theo hướng giải phóng mạnh hơn các nguồn vốn tiềm năng của kinh tế tư nhân và dân cư cùng với cải thiện môi trường đầu tư để thu hút nguồn vốn FDI.

Tái cơ cấu khu vực thể chế bao gồm các công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế như công cụ tài chính, chính sách pháp luật và môi trường đầu tư, kinh doanh. Tái cấu trúc khu vực tài chính là tái cơ cấu toàn bộ định chế tài chính, có nghĩ là tổ chức sắp xếp lại các bộ phận và mối quan hệ giữa các bộ phận này trong hệ thống tài chính có khả năng thích ứng và vận hành hiệu quả.

Tái cơ cấu hệ thống doanh nghiệp – những tế bào quan trọng của nền kinh tế. Tái cơ cấu doanh nghiệp là quá trình tái thiết kế một hay nhiều mặt của một doanh nghiệp. Mục tiêu chung của tái cơ cấu doanh nghiệp là tổ chức, sắp xếp lại doanh nghiệp nhằm đạt được một thể trạng tốt hơn cho doanh nghiệp, để doanh nghiệp vận hành hiệu quả hơn và thích nghi hơn trong điều kiện mới. Tái cơ cầu nền kinh tế có thể diễn ra theo tín hiệu của thị trường hoặc do sự cạn thiệp của nhà nước hoặc kết hợp cả hai.

2.4. Nâng cao hiệu quả các chương trình, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.

Thực hiện giảm nghèo bền vững:

- Hỗ trợ sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo: tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn; ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề.

- Hỗ trợ về giáo dục và đào tạo: thực hiện có hiệu quả chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội.

- Hỗ trợ về y tế và dinh dưỡng: thực hiện có hiệu quả chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; tăng cường hơn nữa chính sách ưu đãi, thu hút

đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.

- Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hóa, thông tin: tổ chức thực hiện tốt chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

2.5. Cải thiện các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế để nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn và trung hạn.

Một trong những chỉ tiêu đó là hiệu quả sử dụng vốn. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đòi hỏi từ khâu nâng cao chất lượng công tác quy hoạch đến việc chấm dứt tình trạng đầu tư ồ ạt, phân tán, không đồng bộ và không tính toán đến hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường. Hơn nữa nâng cao hiệu quả đầu tư không chỉ cần phải loại bỏ tình trạng thất thoát, tham nhũng trong sử dụng vốn mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở phân tích chi phí lợi ích của đầu tư và tránh các lợi ích cục bộ và ngắn hạn trong việc ra quyết định đầu tư công. Một chỉ tiêu nữa đề nâng cao chất lượng tăng trưởng là TFP. Để tăng cường sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng cần phải thực hiện cải tiến công nghệ thông qua nhiều hình thức: từ việc khuyến khích và ưu tiên FDI gắn với chuyển giao công nghệ đến việc tăng cường đầu tư nghiên cứu và triển khai và các doanh nghiệp cũng cần tranh thủ giai đoạn khủng hoảng để đổi mới công nghệ.

LỜI KẾT

Những phân tích trên đã cho chúng ta thấy thực trạng vấn đề tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Qua đó ta thấy được bên cạnh những thành tựu và những nỗ lực đáng kể, Việt Nam đang phải đối đầu với những khó khăn và thách thức lớn đòi hỏi nhà nước, các bộ, nghành cần có những chính sách và hướng đi phù hợp. Trong một tương lai xa kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh sánh ngang với các nước trên thế giới, cuộc sống của đại bộ phận dân cư sẽ được cải thiện hơn. Đó là sự tăng trưởng kinh tế, phát triển toàn diện kinh tế - chính trị - xã hội mà nhà nước ta hướng tới trong quá trình phát triển lâu dài.

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w