III. Chất lượng tăng trưởng kinh tế
1. Hệ số ICOR
- Hệ số ICOR và tăng trưởng kinh tế
Hệ số ICOR phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất, năng lực của vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tỷ lệ vồn đầu tư so với GDP không ổn định, có nhiều biến động qua các năm từ 2001 đến 2013. Biểu đồ dưới đây thể hiện tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013.
Biểu đồ 6: Tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP ở Việt Nam từ năm 2001 – 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua biểu đồ trên ta có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2009 tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP tăng mạnh từ 44,27% lên đến 71,88%. Cũng trong giai đoạn này thì tăng trưởng của Việt Nam đã có những khởi sắc nhất định. Nhưng từ năm 2009 trở đi, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu mà kinh tế Việt Nam cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, khiến tốc độ tăng trưởng của Việt Nam giảm xuống, cho tới năm 2013 chỉ còn 5,4% và cùng với đó thì tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP giảm từ 71,88% năm 2009 còn 31,92% năm 2013 và đặc biệt giảm mạnh trong giai đoạn 2009 - 2010 (từ 71,88% còn 38,48%) – đây là khoảng thời gian mà nước ta chịu ảnh hưởng mạnh nhất của cuộc khủng hoảng.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam gắn liền với sự gia tăng của yếu tố vốn, đặc biệt là mức độ sử dụng hiệu quả yếu tố này. Hệ số ICOR của Việt Nam có những biến động, thay đổi không ổn định qua các năm, điều này có tác động trực tiếp tới tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta. Biểu đồ 7 dưới đây sẽ cho thấy rõ hơn xu hướng tác động của hệ số ICOR đối với tăng trưởng kinh tế.
Biểu đồ 7: Hệ số ICOR và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013
Nguồn: Tổng cục thống kê
Trong giai đoạn từ năm 2001 – 2003 thì hệ số ICOR của Việt Năm tăng nhẹ từ 5 lên 5,18 và giảm xuống trong 2 năm 2004 (4,9) và năm 2005 (4,6), sau đó tiếp tục tăng lên tới đỉnh là năm 2009, lên tới 7,54 sau đó lại có xu hướng giảm còn 5,53 trong năm 2013.
Hệ số ICOR năm 2009 đã leo thêm một mức thang mới trong khoảng một năm qua khi Chính phủ tăng cường các nguồn vốn đầu tư nhằm chống suy giảm kinh tế, tiếp tục duy trì tăng trưởng kinh tế; trong năm này các nguồn vốn huy động cho đầu tư phát triển đã gia tăng rất mạnh. Tổng nguồn vốn đầu tư phát triển cả năm lên tới khoảng 715 nghìn tỉ đồng, bằng 42,6% GDP, tăng 17% so với năm 2008. Vốn đầu tư từ khối doanh nghiệp nhà nước cũng lên tới khoảng 60 ngàn tỉ đồng. Không thể phủ nhận là việc tăng cường nguồn lực đầu tư, triển khai các gói kích thích kinh tế đã có tác dụng hỗ trợ nhất định khiến nền kinh tế không bị suy giảm sâu. Một số lĩnh vực: công nghiệp, xây dựng… nhờ đó có sự tăng trưởng khá. Tình trạng phá sản doanh nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp đã không diễn ra trầm trọng như dự báo. Tuy nhiên, bội chi ngân sách đã lên cao, ước đạt tỷ lệ 6,9% trong năm 2009; nợ Chính phủ tăng mạnh, tiến dần tới ngưỡng mất an toàn. Vấn đề ở đây là chi thì nhiều nhưng hiệu quả của nhiều chương trình, dự án đầu tư được đánh giá là không cao; điều đó được thể hiện qua hệ số ICOR năm 2009 lên tới 7,54.
Hiện nay hệ số ICOR đang có xu hướng giảm là một tín hiệu tốt trong nền kinh tế, chứng tỏ hiệu quả của đầu tư đang được dần cải thiện, một phần là do việc giảm dẫn tỷ trọng đầu tư khu vực nhà nước, tăng dần tỷ trọng khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Nhưng nhìn chung, hiệu quả đầu tư của Việt Nam nhìn chung ở mức rất thấp thể hiện qua hệ số ICOR còn cao. Mà đáng lẽ, đối với những nước đang phát triển như Việt Nam có trình độ công nghệ thấp, còn đòi hỏi nhiểu lao động thì hệ số ICOR cao như vậy đang là 1 tình trạng đáng lo ngại. Trong khi vốn vẫn đang là nguồn lực khan hiếm trong nền kinh tế mà vẫn tồn tại tình trạng thất thoát và lãng phí nguồn lực, nhất là từ năm 2010 Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thì nguồn vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu là ODA sẽ có xu hướng giảm xuống và không còn những ưu đãi như đối với giai đoạn trước đang đặt ra những vấn đề nan giải trong thu hút vốn đầu tư cho tăng trưởng kinh tế.
Trong giai đoạn 2001 – 2010, hệ số ICOR biến động ngược chiều với tăng trưởng kinh tế, hệ số tương quan giữa hai đại lượng này là -0,86%. Như vậy nếu đo lường chất lượng tăng trưởng kinh tế bằng hệ số ICOR thì chất lượng tăng trưởng có quan hệ dương với tốc độ tăng trưởng. Hệ số ICOR 5 năm sau (2005 – 2010) cao hơn 5 năm trước (2001 – 2005), còn tốc độ tăng trưởng 5 năm sau lại thấp hơn so với 5 năm trước. Xu hướng này đặt ra thách thức lớn cho giai đoạn sắp tới, cho việc cải thiện chất lượng đầu tư và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao.
Tóm lại, hệ số ICOR của Việt Nam luôn ở mức cao, dù cho đã được cải thiện trong giai đoạn từ 2009 đến nay. Hiệu quả sử dụng vốn thấp đang là nút thắt
tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013. Với sự phát triển theo chiều rộng thì tăng trưởng kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào mức đóng góp của vốn, trong khi hệ số ICOR lại luôn ở mức cao; năm 2006 đến 2010 là giai đoạn có hệ số ICOR lớn nhất, tăng từ 4,85 lên 7,14, và điều này là phù hợp để giải thích mức độ đóng góp của nhân tố năng suất tổng hợp giai đoạn này lại âm (-6%).
- Hệ số ICOR theo khu vực
Những nhận xét trên là xét chung cho cả nền kinh tế. Đối với từng khu vực thì trên thực tế chúng ta có thể thấy rõ ràng là hiệu quả đầu tư của khu vực nhà nước nhìn chung trong giai đoạn 2001 – 2013 vẫn rất thấp, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài kém hiệu quả nhất, và khu vực ngoài nhà nước thường có hiệu quả hơn hai khu vực trên, điều này được minh chứng qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 2: Hệ số ICOR theo khu vực
Năm Toàn nền kinh tế Khu vực Nhà nước Khu vực Dân doanh
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 2001 5.0 6.96 2.30 7.06 2002 5.02 7.37 2.40 7.62 2003 5.18 6.81 3.10 5.13 2004 4.92 6.67 3.42 4.43 2005 4.6 6.94 3.17 4.14 2006 4.85 8.31 3.37 4.03
2007 5.17 7.81 3.51 9.572008 6.95 8.46 4.45 15.67 2008 6.95 8.46 4.45 15.67 2009 7.54 8.22 4.50 9.70 2010 7.14 6.57 4.40 6.70 2011 6.18 8.43 4.16 7.21 2012 5.6 6.23 3.82 6.53 2013 5.53 6.29 3.49 6.11 Trung bình 5.75 7.85 3.63 7.95 Nguồn: Tổng cục thống kê
Qua bảng số liệu này, ta thấy, từ 2001 - 2009, hệ số ICOR của khu vực nhà nước tăng dần, hệ số ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước cao hơn khá nhiều so với khu vực tư nhân trong nước. Mặc dù tỷ lệ đầu tư từ khu vực Nhà nước so với GDP khu vực Nhà nước không tăng mà còn giảm đi trong giai đoạn này nhưng việc tạo ra giá trị gia tăng đã giảm sút, dẫn tới giá trị hệ số ICOR khu vực này tăng lên nhanh chóng, bất chấp nỗ lực cắt giảm, hạn chế đầu tư công của khu vực Nhà nước. Trong đó, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước có tỷ trọng lớn nhất cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới sự kém hiệu quả của đầu tư khu vực nhà nước nói chung.
Trong giai đoạn từ năm 2011 – 2013 thì hệ số ICOR của khu vực nhà nước đang có những cải thiện đáng kể, có xu hướng giảm xuống năm 2010 là 8,43 thì đến năm 2013 còn 6,29, điều này nói lên hiệu quả sử dụng vốn ở nước ta đang có những sự cải thiện, một phần là do quy mô vốn đầu tư vào khu vực này đang giảm xuống và do trong việc sử dụng vốn đầu tư đã được tập trung hơn cho những mục tiêu tái cơ cấu lại nền kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất. Nguồn vốn ngân sách được quản lí chặt chẽ hơn nhờ triển khai thực hiện chỉ thị số 1792/CT – TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng chính phủ: kiên quyết tập trung vốn ngân sách cho xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, nhất là các công trình quy mô lớn, cho nông nghiệp và nông thôn, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ…
Một điều đáng chú ý là khu vực FDI lại kém hiệu quả nhất, với hệ số ICOR luôn ở mức cao nhất trong 3 khu vực( bình quân trong giai đoạn từ 2001 – 2013 là 7,95) điều này phản ánh đúng với thực tế thông qua cuộc điều tra I/O và các
cuộc khảo sát chuyên ngành ở Viện Kinh tế Việt Nam, hầu như các doanh nghiệp FDI đều “lỗ”. Điều này nói lên thực trạng sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang còn kém hiệu quả, nguyên nhân là do sự yếu kém trong khâu quản lí và giải ngân vốn, hệ thống luật pháp còn chưa phù hợp với thông lệ quốc tế… Nhưng từ năm 2009 đến nay, hệ số ICOR đã có xu hướng giảm sau năm 2008 tăng đột biến lên 15,67 xuống còn 9,7% năm 2009 và 6,11 năm 2013.
Việc ICOR của khu vực ngoài nhà nước thấp nhất trong cả 3 khu vực ( hệ số ICOR bình quân trong giai đoạn từ 2001 – 2013 là 3,63) nguyên nhân chủ yếu vì thông thường thì các doanh nghiệp quản lý vốn tốt hơn và quan trọng hơn là các doanh nghiệp ngoài nhà nước thực chất rất manh mún (97,5 % là doanh nghiệp vừa và nhỏ), nguồn vốn cơ bản được sử dụng để mua nguyên vật liệu chứ không phải đầu tư để mở rộng sản xuất.
Có thể kết luận rằng, ở Việt Nam, khu vực đầu tư hiệu quả lại không có vốn đầu tư, không được ưu tiên phát triển, trong khi những khu vực đầu tư kém hiệu quả lai chiếm tỷ trọng lớn và được ưu tiên.