So sánh với một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 39 - 42)

Để thấy được tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và một số nước, nhóm xin lấy ba chỉ tiêu đại diện là thu nhập bình quân đầu người, chỉ số phát triển con người (HDI) và năng suất lao động.

1. GDP bình quân đầu người của một số nước

Bảng 4: GDP bình quân đầu người của một số nước

Sources: World Development Indicators/WB

GDP bình quân đầu người của Việt Nam tăng dần qua các năm. Từ năm 2001 đến năm 2013 tăng 1462 USD. Như vậy trung bình mỗi năm GDP bình quân đầu người nước ta tăng trung bình 121,8 USD. Nhìn trên bảng trên ta thấy tuy

GDP bình quân đầu người của nước ta tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng lại nhỏ.Hơn nữa GDP đầu người nước ta thấp hơn hầu hết các nước trong khu vực (chỉ cao hơn Lào và Campuchia vào năm 2001 và đến năm 2013 GDP bình quân đầu người của Lào đã tăng lên gấp 1,8 lần GDP bình quân đầu người nước ta).

2. Chỉ số HDI

So với các nước trong khu vực thì chỉ số phát triển con người của Việt Nam chỉ đạt ở mức độ trung bình.

Bảng 5: Chỉ số HDI của một số nước qua vài năm gần đây

2010 2011 2012 2013 Brunei 0,844 0,846 0,852 0,852 Cambodia 0,572 0,575 0,579 0,584 Indonesia 0,671 0,678 0,681 0,684 Laos 0,549 0,56 0,565 0,569 Malaysia 0,766 0,768 0,77 0,773 Myanmar 0,514 0,517 0,52 0,524 Philippines 0,651 0,652 0,656 0,66 Singapore 0,894 0,896 0,899 0,901 Thailand 0,715 0,716 0,72 0,722 Vietnam 0,629 0,632 0,635 0,638

Sources: Human Development Report 2014

Qua bảng số liệu ta thấy chỉ số HDI của Việt Nam thuộc mức trung bình, nhưng trong khu vực thì nước ta có chỉ số HDI ở mức còn thấp (chỉ cao hơn Campuchia, Lào, và Myanmar). Tức là các mặt đời sống của người dân nước ta còn nhiều hạn chế: thu nhập, trình độ hiểu biết và tuổi thọ.

3. Năng suất lao động

Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2013 hầu như không có sự biến đổi nhiều và vẫn ở mức thấp. Trong khi đó, năng suất lao động của Singapore và Malaisia liên tục tăng, đặc biệt là năng suất lao động của Singapore có tốc độ tăng nhanh, được biểu hiện qua biểu đồ dưới đây:

Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)

Từ biểu đồ ta thấy năng suất lao động của Việt Nam ở mức thấp nhất trong 5 nước Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philippines.

Theo báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) được công bố mới đây cho thấy năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dương, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. So với các nước láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất lao động của Việt Nam cũng chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.

Bình luận về báo cáo mới đây của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO về năng suất lao động của Việt Nam, ông Mai Đức Chính - Phó Tổng giám đốc Liên đoàn lao động Việt Nam khẳng định:

"Năng suất lao động chắc chắn Việt Nam thấp hơn so với các nước trong khu vực, đặc biệt là so với Singapore. Ví dụ cụ thể, Singapore có 5 triệu dân nhưng họ làm ra 100 tỉ USD/năm, tức là mỗi người làm ra 20 triệu USD/năm. Trong khi đó, Việt Nam 90 triệu dân cũng chỉ làm ra 100 tỉ USD như vậy rõ ràng năng suất lao động Việt Nam thấp".

Như vậy, rõ ràng đóng góp năng suất lao động trong thời gian vừa qua chẳng những không tăng lên nhiều, so với các nước trong khu vực chúng ta lại càng bị xa cách thêm nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá tăng trưởng kinh tế việt nam giai đoạn 2001 đến nay (Trang 39 - 42)