Như đã trình bày tại chương 1, theo quy định của BLDS 2015 vả LDN 2014 thì có thể dùng quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng thì việc áp dụng hoạt động thế chấp của doanh nghiệp đối với phần vốn góp diễn ra khó khắn bới tính trừu tượng của quyền tài sản đối với phần vốn góp trong công ty. Quyền tài sản này khi được các tổ chức tín dụng xác định nhằm phục vụ cho hoạt động thế chấp diễn ra không hiệu quả. Bởi lẽ, quyền thì nhiều nhưng việc dùng để bảo đảm cho hoạt động thế chấp của tổ chức tín dụng đối với doanh nghiệp không được bao nhiêu. Thông thường, trong hoạt động thế chấp thì các tổ chức tín dụng cần có cơ sở nhằm đảm bảo cho hoạt động thể chấp của mình. Do vậy, nội dung hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần mang tính chất bao quát, cụ thể như sau:
* Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thế chấp phần vốn góp
Tuân thủ những quy định pháp luật dân sự về hình thức hợp đồng thì đối với hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần tuân thủ những quy định chung đó là: Chủ thể giao kết hợp đồng (tức pháp nhân- chủ sở hữu của phần vốn góp) cần có năng lực pháp luật dân sự (Điều 86 BLDS 2015[3]) Với tư cách là chủ thể độc lập, bình đẳng với các chủ thể khác trong một quan hệ pháp luật dân sự, pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự. Những quyền, nghĩa vụ này không quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự năm 2015, mà được quy định tại các văn bản pháp luật chuyên biệt về loại hình pháp nhân đó, trong quyết định thành lập và Điều lệ của pháp nhân. Đồng thời, pháp nhân phải chịu trách nhiệm theo quy định tại
37
điều 87 BLDS 2015 [3]; Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp là quyền tài sản của pháp nhân thuộc sở hữu hợp pháp của bên thế chấp (tức là của
doanh nghiệp); Nội dung không trái với những quy định của pháp luật và đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, nghĩa vụ của bên thế chấp và bên được thế chấp phải hợp pháp và quy định cụ thể. Cuối cùng, hình thức của hợp đồng thế chấp phải được lập thành văn bản, có hiệu lực giữa các bên kể từ thời điểm giao kết, trừ các trường hợp các bên có thoả thuận khác (khoản 1, điều 10, Nghị định 163). Giao dịch bảo đảm này có tính đối kháng với các bên thứ ba kể từ thời điểm đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp và tuân thủ những quy định của pháp luật đề ra.
* Chủ thể của hợp đồng thế chấp phần vốn góp
Theo quy định của pháp luật dân sự nói chung thì bên thế chấp là chủ thể có nghĩa vụ là người thứ ba thực hiện thế chấp bảo lãnh và bên nhận thế chấp là người có quyền. Đối với các chủ thể này, đặc biệt là bên thế chấp, chủ thể thế chấp không chỉ đơn thuần là thực thể con người, ngoài ra đó có thể là các pháp nhân thương mại. Bởi việc góp vốn thành lập một Công ty không chỉ có thể nhân được phép thực hiện, mà còn có các chủ thể khác như Công ty TNHH, Công ty Cổ Phần, Công ty hợp danh cùng góp vốn. Pháp luật Doanh nghiệp và Luật dân sự không phản đối quyền sở hữu của pháp nhân cũng như hoạt động định đoạt của các pháp nhân này đối với tài sản mà họ có. Ngoài ra, việc thế chấp tài sản là phần vốn góp trong công ty có thể được thực hiện bởi người thứ ba nhằm bảo lãnh cho một nghĩa vụ của người có nghĩa vụ trong quan hệ giao dịch trước đó để đảm bảo cho nghĩa vụ này được thực hiện bằng tài sản là phần vốn góp trong công ty của người thứ ba. Điều này tạo điều kiện cho các hợp đồng bảo lãnh thế chấp được thực hiện nhanh chóng và thuận tiện hơn, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ hơn của giao lưu dân sự - thương mại.
38
Đối với phần vốn góp trong công ty thì cần có người đại theo pháp luật hoặc đại diện theo pháp luật theo ủy quyền xác lập. Bên thế chấp và bên nhận thế chấp có quan hệ với nhau thông qua quan hệ có nghĩa vụ dân sự được bảo đảm, bên thế chấp phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định để bảo đảm cho quyền lợi của bên nhận thế chấp hoặc bảo lãnh cho nghĩa vụ của ai đó(đối với người bảo lãnh là người thứ ba) nhất định được thực hiện, do đó, để cam đoan rằng nghĩa vụ này sẽ được bảo đảm, bên thế chấp sử dụng quyền tài sản của mình trong công ty để đem ra bảo đảm. Khi sử dụng quyền tài sản của mình là vốn góp trong công ty, người đại diện của công ty sẽ xuất hiện như một chủ thể quan sát và bảo vệ tài sản của công ty mình khi nó được một chủ thể thành viên có quyền đem vào quan hệ bảo đảm.
*Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp
Đối tượng của hợp đồng thế chấp phần vốn góp đó là quyền tài sản (phàn vốn góp trong công ty của các chủ sở hữu). Quyền tài sản được pháp luật quy định và thừa nhận và được quy định rõ ràng.
* Những điều khoản cơ bản
Trong hợp đồng thế chấp phần vốn góp cần có những điều khoản cơ bản và những điều khoản thỏa thuận giữa các bên. Trong đó, những điều khoản cơ bản cần phải có trong hợp đồng đó là:
- Thông tin của các bên khi tham gia hợp đồng thế chấp phần vốn góp - Nội dung nghĩa vụ bảo đảm: cần phải thể hiện rõ ràng, chi tiết
- Tài sản thế chấp là gì? Cần mô tả một cách chi tiết, cụ thể, rõ ràng. Trong trường hợp đã định giá thì bao nhiêu...
- Nội dung và giá trị của tài sản thế chấp do các bên tham gia thế chấp tự xác định và cần ghi rõ trong hợp đồng
39
- Phương thức xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp
Trên đây là những nội dung chủ yếu của hợp đồng thế chấp phần vốn góp