Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 62)

Sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở nước ta với bước ngoặt đánh dấu là sự thành công của Đại hội Đảng VI năm 1986, nền Việt Nam đã ra từng bước vượt ra khỏi khủng hoảng kinh tế, đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh, tăng cường cơ sở vật chất và tạo tiền đề cho giai đoạn phát triển mới công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, phấn đấu đến năm 2020 cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Mở cửa thị trường nội địa, hòa chung dòng chảy kinh tế thế giới đã đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội để phát triển, song bên cạnh đó lại đặt ra không ít thách thức do sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ các nước trên thế giới và trong khu vực.

Đứng trước tình hình biến động của thị trường kinh tế trong và ngoài nước đã và đang đặt ra cho chúng ta xây dựng một nguồn tài chính có thể trợ giúp cho doanh nghiệp khi cần hỗ trợ. Việc quy định chi tiết về các giao dịch bảo đảm tài sản sẽ giúp cho quá trình áp dụng được tiến hành một cách có hiệu quả hơn.

Để thuận tiện hơn trong hoạt động thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp được tiến hành một cách suôn sẻ và nhanh chóng thì hệ thống pháp luật nước ta đã có nhiều thay đổi nhằm tăng tính chủ động, linh hoạt nhằm phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta.

Với việc không quy định tại Bộ luật dân sự 2015 đã tạo điều kiện để các chủ thể có thể chủ động trong việc sử dụng quyền tài sản đối với phần vốn góp

55

2005). Mặc dù trong thực thế việc xác định chính xác ý nghĩa của thuật ngữ quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp là rất khó khăn nhưng chúng ta có thể hiểu rằng Bộ luật dân sự, LDN thừa nhận giá trị pháp lý của giao dịch bảo đảm đối với phần vốn góp trong công ty trong hoạt động thế chấp.

Ở nước ta trong những năm trở lại đây việc thế chấp phần vốn góp trong công ty cho các tổ chức tín dụng không còn là hiếm khi Việt Nam trở thành thành viên của các tổ chức kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Một số thương vụ tiêu biểu trong hoạt động thế chấp phần vốn góp có thể kể đến đó là:

Liên doanh giữa PNC (Công ty Phương Nam) của Việt Nam và Công ty Envoy thuộc Tập đoàn CJ Hàn Quốc thế chấp toàn bộ phần vốn góp 20% cổ

phần của liên doanh Megastar (cũng tức là CJ-CGV Việt Nam) vay 150 tỷ đồng cho Công ty đầu tư Cross Junction ở Singapore.

Ninh Vân Bay sử dụng phần vốn góp có tổng giá trị là 109 tỷ đồng tại Hai Dung và Danh Việt để làm tài sản đảm bảo tại Techcombank. Nhằm hỗ trợ công

ty con tái cơ cấu tài chính, bổ sung vốn cho dự án đang triển khai. Hội đồng quản trị Công ty cổ phần bất động sản du lịch Ninh Vân Bay (mã NVT) quyết định dùng vốn góp của NVT tại các công ty con và công ty liên kết để bảo đảm cho nghĩa vụ của NVT và công ty con. Theo thông tin của thương vụ này thì NVT dùng toàn bộ phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hai Dung, tương đương 99 tỷ đồng, làm tài sản bảo đảm để bảo đảm cho các nghĩa vụ của Hai Dung. Bên cạnh đó, số vốn đó còn dùng để cầm cố, thế chấp, và bảo lãnh chuyển nhượng hoặc bán có kỳ hạn cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) hoặc bên thứ ba do Techcombank chỉ định. Ngoài ra, NVT dùng toàn bộ cổ phần tại công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Danh Việt, tương đương 10,2 tỷ đồng, để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chuyển

56

nhượng hoặc bán có kỳ hạn cho Techcombank hoặc bên thứ ba do Techcombank chỉ định. Mục đích hướng đến của các giao dịch liên quan đến vốn góp của NVT tại Hai Dung và Danh Việt nói trên là nhằm hỗ trợ cho công ty con trong việc tái cơ cấu tài chính, bổ sung nguồn vốn phân bổ cho dự án đang triển khai của công ty. Theo báo cáo tài chính của công ty NVT thì Công ty trách nhiệm hữu hạn Hai Dung là công ty con của NVT. NVT chiếm 90% trên 110 tỷ đồng vốn điều lệ của doanh nghiệp này. Công ty cổ phần Danh Việt là công ty liên kết, Ninh Vân Bay sở hữu 29,2% trên tổng số 35,125 tỷ đồng vốn điều lệ của đơn vị này...

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì những thương vụ như trên là thế chấp phần vốn góp. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoạt động thế chấp phần vốn góp gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình áp dụng. Có thể khẳng định rằng mặc dù pháp luật quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty trên thực tế đã mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp tuy nhiên thực tiễn áp dụng còn nhiều bất cập. Khả năng tiếp cận những quy định về vấn đề này ở nước ta còn nhiều hạn chế gây ảnh hưởng đến việc áp dụng của pháp luật thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam trong những năm trở lại đây.

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 60 - 62)