Pháp luật Việt Nam hiện hành về thế chấp phần vốn góp trong công ty

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 39)

Trước ngưỡng cửa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế quốc tế, hệ thống pháp luật của Việt Nam về thế chấp tài sản nói chung cũng như những quy định về thế chấp phần vốn góp trong công ty nói riêng đã có những sự chuyển mình sâu sắc để điều chỉnh các quan hệ dân sự, kinh tế ngày càng phát triển đa dạng. BLDS năm 2015, LDN 2014, một số văn bản pháp luật có liên quan và bên cạnh đó là Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm và Nghị định số 11/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số

30

163/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm đã tạo nên những sắc diện mới cho các giao dịch thế chấp. Điều này được thể hiện dưới các khía cạnh sau đây:

Một là, pháp luật Việt Nam hiện hành đã có những quy định cụ thể về điều kiện của phần vốn góp là tài sản để thế chấp, có tác dụng định hướng cho sự lựa chọn của các chủ thể khi ký kết hợp đồng thế chấp Quy định tại Điều 295 BLDS

năm 2015 (cũng như quy định tại LDN 2015) và Điều 4 Nghị định 163/2006/NĐ- CP đều khẳng định 2 điều kiện cơ bản của tài sản bảo đảm nói chung trong đó có tài sản thế chấp là: tài sản phải thuộc sở hữu của bên thế chấp và được phép giao dịch.

Để xác định quyền sở hữu của tài sản hay không đó là phải xác định tài sản đó có đăng ký hay không đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản có đăng ký quyền sở hữu thì bên thế chấp phải là người đứng tên chủ sở hữu trong các giấy đăng ký quyền sở hữu tài sản với điều kiện phải là giấy tờ gốc, đang còn hiệu lực. Một trong những phần góp vốn phổ biến nhất được công ty sử dụng là quyền sử dụng đất và căn cứ để nhận biết chủ thể quyền sử dụng đất chính là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Còn đối với tài sản không có đăng ký quyền sở hữu hoặc pháp luật quy định có đăng ký quyền sở hữu nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu thì bên thế chấp có thể chứng minh thông qua các giấy tờ liên quan đến nguồn gốc tài sản đó như hóa đơn mua hàng, phiếu bảo hành tài sản, các hợp đồng mua bán hàng hóa, các loại giấy tờ về đất đai chưa được cấp sổ đỏ.

Nhằm tránh tình trạng sau khi đã ký kết hợp đồng thế chấp phần vốn góp thì bên nhận thế chấp mới phát hiện ra tài sản thế chấp không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp - tức bên thế chấp thì việc bảo vệ lợi ích của bên nhận thế chấp và các chủ thể có liên quan như thế nào cũng là một nội dung cần được giải

31

quyết. Điều 13 của Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 đã quy định về trường hợp tài sản bảo đảm không thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm theo hướng bảo vệ quyền cho những chủ thể có đăng ký tại cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm.

Thứ hai, các quy định của pháp luật hiện hành đã có những bước đổi mới tích cực theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng tài sản thế chấp nói chung so với quy định của BLDS năm 1995 và BLDS 2005, cũng như các văn bản pháp luật trước đó.

Điều này được thể hiện ở các góc độ sau đây: Nếu BLDS năm 1995 chỉ cho phép bất động sản được thế chấp thì đến BLDS năm 2005 động sản cũng có thể trở thành đối tượng thế chấp nếu các bên có thỏa thuận. Tuy nhiên, qua theo dõi thực tiễn các giao dịch dân sự thương mại trong những năm gần đây cho thấy phần lớn bên nhận thế chấp (chủ yếu là các tổ chức tín dụng) thường không "mặn mà" với động sản thế chấp là phần vốn góp do đặc thù của loại tài sản như: khó xác định chủ sở hữu (chỉ có tàu bay, tàu biển và các phương tiện giao thông vận tải cơ giới là có giấy tờ đăng ký quyền sở hữu, còn lại là các động sản không bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của pháp luật).

Khung pháp lý về thế chấp tài sản là phần vốn góp của pháp luật Việt Nam đã bổ sung tài sản vô hình (quyền tài sản) cũng là tài sản thế chấp bên cạnh quan niệm truyền thống về tài sản thế chấp vốn dĩ chỉ là vật hữu hình như trước đây. BLDS năm 2005 (nay là BLDS 2015); Luật DN 2014 và tiếp theo là Nghị định 163/2006/NĐ-CP, Nghị định 11/2012/NĐ-CP đều có những quy định cụ thể về việc quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất có thể là hai đối tượng độc lập trong các quan hệ thế chấp phần vốn góp trong công ty khác nhau tuy rằng chúng là một khối thống nhất (dưới dạng bất động sản) nếu xét dưới góc độ bản thể vật lý của tài sản.

32

Thứ ba, tài sản là phần vốn góp khi thế chấp được xác định theo hướng mô tả chung thay vì quy định phải mô tả chi tiết như trước đây đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bên khi ký kết giao dịch và đăng ký quyền trên tài sản. Một trong những nội dung của việc xác định tài sản thế chấp đó là mô tả tài sản thế chấp. Trong nhiều trường hợp, việc mô tả tài sản thế chấp là phần vốn góp một cách chung nhất lại là yếu tố để tạo nên sự thành công của hợp đồng vay có tài sản thế chấp. Pháp luật dân sự của Việt Nam cũng đã xây dựng các quy định theo hướng cho phép tài sản bảo đảm được mô tả chung mà không nhất thiết phải mô tả cụ thể như trước đây. Việc cho phép mô tả chung về tài sản thế chấp là phần vốn góp trong công ty có thể giúp cho một số loại hình tín dụng phát triển. Đặc biệt quy định của pháp luật cho phép mô tả chung đối với tài sản thế chấp là phần vốn góp trong công ty cũng tạo điều kiện cho các bên thỏa thuận lựa chọn tài sản để làm tài sản thế chấp một cách rõ ràng, minh bạch hơn.

Theo quy định của BLDS 2015 thì không quy định chi tiết việc dùng quyền tài sản đối với phần góp vốn trong doanh nghiệp làm tài sản bảo đảm. Việc này đã tạo thuận lợi trong quá trình áp dụng những quy định trên về thế chấp phần vốn góp trong công ty. Trong thực tế, khái niệm quyền tài sản đối với phần vốn

góp trong doanh nghiệp mang tính chất trừu tượng. Có thể hiểu quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp gồm các quyền mà thành viên góp vốn có được sau khi thực hiện việc góp vốn vào doanh nghiệp được quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 (quyền biểu quyết thông qua các quyết định của công ty, quyền được chia lợi nhuận, quyền được ưu tiên góp thêm vốn,v.v…). Tuy nhiên, trong thực tế khi nhận thế chấp, các tổ chức tín dụng sẽ thích nhận phần vốn góp hơn là nhận các quyền của thành viên góp vốn vì pháp luật doanh nghiệp không quy định việc định đoạt quyền của thành viên góp vốn mà chỉ quy định việc định đoạt phần vốn góp. Điều 182 của Luật doanh nghiệp khi quy định về quyền và

33

nghĩa vụ của thành viên góp vốn cho phép thành viên góp vốn của công ty hợp danh được định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách thế chấp, cầm cố. Tức là Luật doanh nghiệp cho phép thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần vốn góp. Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp không nêu rõ việc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có quyền thực hiện giao dịch bảo đảm đối với phần góp vốn của mình hay không (khoản 6 điều 50) như trong trường hợp công ty hợp danh (điểm e, khoản 1 điều 182). Không hiểu vì lý do gì mà nhà làm luật đã bỏ quên quyền của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn được sử dụng phần vốn góp của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong khi với số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn lớn như ở Việt Nam, nếu giao dịch này được thực hiện sẽ giúp cải thiện đáng kể quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)