Hệ thống pháp lý về hoạt động thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 33)

nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam

Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì vấn đề huy động vốn giữ vai trò quan trọng của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp luôn luôn phải trong tình trạng linh động để cho doanh nghiệp có thể giữ vững và phát triển hoạt động của mình. Do vậy, để có thể huy động vốn thì hoạt động thế chấp giữ vai trò vô cùng quan trọng. Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì pháp luật sẽ điều chỉnh hoạt động thế chấp phần vốn góp ngày một hoàn thiện và chặt chẽ hơn, đồng thời với đó thì việc triển khai những quy định gọn, nhẹ trong các giao dịch tài chính bảo đảm nói chung và thế chấp nói riêng sẽ đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có sự chuẩn bị tài chính vững mạnh nhất khi tham gia vào những mối quan hệ thương mại trong nước và quốc tế. [29]

Hoạt động thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng đóng vai trò quan trọng việc luân chuyển nguồn vốn cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động trong những điều kiện, hoàn cảnh thay đổi của nền kinh tế trong và ngoài nước. Hoạt động thế chấp phần vốn góp sẽ đưa ra các giải pháp tối ưu để doanh nghiệp lựa chọn khi có các vấn đề liên quan đến

23

tài chính và nhằm mục đích đưa hoạt động kinh doanh vận hành trong hành lang pháp lý, nắm bắt cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp trong tình hình mới.

Hoạt động thế chấp phần vốn góp là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các bên có liên quan. Nguyên tắc thế chấp phần vốn góp đó là việc tạo ra giá trị cho cổ đông khi đứng trước những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải.

Hoạt động thế chấp phần vốn góp ở Việt Nam được quy định rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khác nhau và hiện chưa có một khung pháp luật hoàn chỉnh và thống nhất điều chỉnh lĩnh vực này. Các giao dịch thế chấp phần vốn góp tùy từng trường hợp cụ thể, có thể liên quan và chịu sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật của Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản…

Hoạt động thể chấp tài sản dưới sự điều chỉnh cuả Bộ luật Dân sự 2015:

Theo đó, hoạt động thế chấp phần vốn góp nói riêng và hoạt động thế chấp nói chung được quy định từ điều 317 đến điều 327 và dưới phần quy định chung về phần bảo đảm thực hiện nghĩa vụ (từ điều 292 đến 308). Việc quy định chung về các giao dịch bảo đảm và quy định riêng về thế chấp tài sản đã hình thành nên cơ sở pháp lý về thế chấp tài sản nói chung cho doanh nghiệp. Khác với quy định của BLDS 2005 thì tại BLDS 2015 không quy định cụ thể những tài sản nào có thể đưa ra thế chấp. Việc không quy định rõ như trên đã mở rộng phạm vi tài sản có thể trở thành tài sản cho hoạt động thế chấp cho các tổ chức tín dụng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Hoạt động thế chấp tài sản được quy định dưới góc độ Luật doanh nghiệp 2014, những quy định tại khoản 13, 21 Điều 4 LDN về vốn góp và phần vốn

24

góp; quy định về thế chấp phần vốn góp tại khoản 6 Điều 50, điểm e khoản 1 Điều 182 LDN 2014.

Ngoài ra, tại Luật đất đai 2013, Luật kinh doanh bất động sản… đều có những quy định về thế chấp tài sản nói chung và tài sản là phần vốn góp trong công ty. Với việc quy định rõ ràng như trên đã phần nào hình thành nên nền tảng pháp lý cơ bản cho hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty, tạo điều kiện để cho doanh nghiệp phát triển ở nước ta hiện nay.

Hoạt động ban hành các văn bản hướng dẫn nêu trên đã giúp cho quá trình áp dụng những quy định của pháp luật về thế chấp phần vốn góp trong công ty ở nước ta được thực hiện một cách hoàn thiện hơn. Trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam và áp dụng trực tiếp trong hoạt động thương mại đã và đang hình thành nên hệ thống pháp lý căn bản nhằm điều chỉnh vấn đề thế chấp phần vốn góp của doanh nghiệp phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn ở nước ta. Hình thành nền tảng pháp lý cơ bản trong việc thực thi pháp luật thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp nói riêng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, góp phần hình thành nên thị trường tài chính và hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay và trong tương lai.

TIỂU KẾT CHƢƠNG I

Có thể nói, BLDS là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thiết lập hoạt động thế chấp nói chung trong nền kinh tế Việt Nam. Việc xác định đặc điểm có liên quan đến hoạt động thế chấp phần vốn góp trong công ty sẽ hỗ trợ rất lớn lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về thế chấp tài sản nói chung và thế chấp phần vốn góp trong công ty tại Việt Nam. Đây việc làm cần thiết cho nước ta khi các doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng nguồn ngoại tệ từ nước ngoài. Đồng thời, còn bảo vệ

25

quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế.

Ngày nay, trong cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, những quy định về thế chấp tài sản nói chung đã phần nào phát huy vai trò góp phần cho sự phát triển cho kinh tế thế giới trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp và hình thành nên thị trường tài chính ở Việt Nam. Trong tương lai, pháp luật về thế chấp phần vốn góp với những quy định rõ ràng hơn sẽ tạo thuận lợi cho các bên, tạo ra sự chủ động trong việc xây dựng và áp dụng một cách hoàn chỉnh vào từng quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Thế chấp phần vốn góp trong công ty là một biện pháp có tính chất trao đổi trong quan hệ hợp đồng. Biện pháp thế chấp phần vốn góp được tạo lập từ hợp đồng thế chấp và bên nhận thế chấp sẽ hoàn thiện quyền trên tài sản thế chấp thông qua việc đăng ký. Hiện nay, dưới góc độ học thuật cũng như dưới góc độ pháp luật thực định đều không có khái niệm chính thống về tài sản bởi tài sản luôn xuất hiện các dạng mới đa dạng và phức tạp hơn. BLDS năm 2015 đã có những quy định đổi mới về quy định về tài sản một cách chung chung so với BLDS 2005 quy định dưới dạng liệt kê các dạng tồn tại của chúng như vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Quy định này đã phần nào khắc phục những bất cập dưới góc độ lý luận và thực tiễn áp dụng khi đã phần nào đã chỉ ra được bản chất và những đặc trưng pháp lý của tài sản. Hệ thống pháp luật của nhiều nước trên thế giới đều thừa nhận: Tài sản là vật hoặc quyền mà con người có thể kiểm

soát được, trị giá được thành tiền. Xác định các điều kiện của tài sản thế chấp (thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp, có thể chuyển giao trong các giao lưu dân sự), xác định phạm vi tài sản có thể thế chấp (tài sản thế chấp cần được xác định dưới dạng vật hoặc quyền, những tài sản không được dung làm tài sản thế chấp), tìm hiểu về cơ chế để hình thành nên hoạt động thế chấp phần vốn góp trong

26

doanh nghiệp nhằm khẳng định về tư cách chủ thể có quyền xử lý tài sản là phần vốn góp đã đem ra thế chấp và các phương thức cơ bản để xử lý tài sản thế chấp là phần vốn góp, nguyên tắc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán… là những nội dung mang tính cốt yếu về mặt lý thuyết để tạo căn cứ cho việc phân tích đánh giá pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng liên quan đến nội dung của luận văn ở chương 2.

27

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THẾ CHẤP PHẦN VỐN GÓP TRONG CÔNG TY

Một phần của tài liệu Thế chấp phần vốn góp trong công ty theo pháp luật việt nam (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)