Đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 27 - 29)

3.1.1.1. Vị trí địa lí

Tam Dương là một huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc, được giới hạn bởi toạ độ 21o18’đến 21o25’ vĩ độ Bắc 105o36’ đến 105o38’ kinh độ Đông. Huyện có đường Quốc lộ 2A, Quốc lộ 2C đi qua và nối với huyện Sơn Dương - Tuyên Quang. Huyện Tam Dương có vị trí địa lý như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Tam Đảo;

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Thành phố Vĩnh Yên; - Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và huyện Yên Lạc; - Phía Tây giáp huyện Lập Thạch.

Trung tâm huyện lỵ của huyện Tam Dương nằm ở khu vực ngã tư Me thị trấn Hợp Hoà, cách trung tâm tỉnh lỵ 9 km. Đứng trước điều kiện đó, Tam Dương có nhiều thuận lợi trong việc phát triển kinh tế - xã hội làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Song huyện sẽ phải sử dụng nhiều quỹ đất nông, lâm nghiệp cho các mục đích phi nông nghiệp. Vì vậy trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện cần phải có chiến lược sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

3.1.1.2. Địa hình

Huyện Tam Dương có địa hình bán sơn địa, nằm ở vùng miền núi, trung du nối tiếp với đồng bằng. Do vậy địa hình tương đối phức tạp và đa dạng, địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam. Vùng núi cao chủ yếu nằm ở các xã sát dãy núi Tam Đảo. Các xã thấp thuộc vùng trung du nằm ở phía Nam của huyện. Có độ cao trung bình từ 19m đến 20m so với mặt nước biển, còn lại một số xã là đồng bằng (Hợp Thịnh, Vân Hội) .

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc

Với địa hình, địa mạo như vậy, cùng với vị trí địa lý của huyện là nằm trong cụm phát triển du lịch phía Nam của tỉnh với nhiều dự án tầm cỡ quốc gia đầu tư cho phát triển công nghiệp và các ngành nghề kinh doanh dịch vụ, huyện Tam Dương có thể khai thác tiềm năng đất đai ở nhiều mặt như: phát triển trồng cây ăn quả ở vùng các xã trung du hoặc phát triển nông lâm kết hợp. Vùng đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp có trình độ thâm canh cao với các giống cây trồng cho năng suất cao .

3.1.1.3. Khí hậu

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hạ. Ngoài ra còn mùa xuân và mùa thu là 2 mùa chuyển tiếp với thời gian không dài.

Huyện Tam Dương nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu cây trồng. Do dãy núi Tam Đảo chắn hướng gió mùa Đông Bắc nên gây mưa nhiều, ảnh hưởng không ít đến sản xuất nông nghiệp.

3.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn

Chế độ thuỷ văn của huyện Tam Dương chịu ảnh hưởng chính của sông Phó Đáy là ranh giới giáp huyện Lập Thạch và một phần hệ thống kênh Liễn Sơn thuộc xã Đồng Tĩnh và hệ thống kênh Bến Tre ngoài ra còn một số ao, hồ, sông, suối nhỏ nằm rải rác trong toàn huyện. Tạo nên nguồn nước khá dồi dào cho sản xuất nông lâm nghiệp. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp nên việc đảm bảo nước tưới cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Nước sinh hoạt trong khu dân cư chủ yếu là giếng khơi và giếng khoan, nguồn nước này rất dồi dào với chất lượng tốt. Tạo điều kiện thuận lợi cho đời sống và sức khoẻ của nhân dân.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện tam dương, tỉnh vĩnh phúc giai đoạn 2017 2019 (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w