3.1.3.1. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế
Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kinh tế Huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2017 -2019
Chỉ tiêu
1.Tốc độ tăng trưởng 2.Tổng giá trị sản xuất 2.1.Dịch vụ - thương mại 2.2.Công nghiệp – xây dựng 2.3.Nông, lâm, thuỷ sản 3.Cơ cấu GDP
3.1.Dịch vụ - thương mại 3.2.Công nghiệp - xây dựng 3.3. Nông, lâm, thuỷ sản
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế-xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc)
Trong giai đoạn 2017-2019, với sự nỗ lực của Đảng bộ và nhân dân các dân
tộc, các lĩnh vực kinh tế - xã hội huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc đều đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu đều thực hiện đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Những kết quả đạt được trong giai đoạn này thể hiện trên một số lĩnh vực cụ thể sau: Kinh tế huyện chuyển dịch phù hợp với đặc thù đô thị, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ thu hút các thành phần kinh tế đầu tư với nhiều loại hình dịch vụ, kinh doanh đa dạng, đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng và chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cơ cấu kinh tế của Huyện. Thu ngân sách tăng bình quân gần 26%/năm. Hạ tầng kỹ thuật từng bước được quan tâm đầu tư theo hướng hoàn thiện tiêu chí phân loại đô thị, nhiều công trình quy mô lớn hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng góp phần đưa diện mạo, mỹ quan đô thị Huyện ngày càng khang trang, tạo thuận lợi thúc đẩy KT - XH phát triển.
Dịch vụ - thương mại là ngành kinh tế mũi nhọn, sự phát triển của ngành có ýnghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế của huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc.
Trong những năm qua, thương mại - dịch vụ và du lịch của huyện đã có những chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thu hút được đông đảo các thành phần kinh tế tham gia. Các hoạt động dịch vụ của huyện ngày càng đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu của nhân dân và du khách. Tỷ trọng của ngành Thương mại - dịch vụ chiếm tới 63,60% trong cơ cấu kinh tế của huyện.
Công nghiệp - xây dựng: Năm 2017, tỷ trọng của công nghiệp-xây dựng chiếm 31,10% trong cơ cấu kinh tế của huyện, giá trị tổng sản lượng tiểu thủ công nghiệp thực hiện trong năm 2017 đạt 327 tỷ đồng. Trong bối cảnh chung, sản xuất CN-TCN của Huyện còn gặp nhiều khó khăn, quy mô sản xuất nhỏ, năng lực sản xuất kinh doanh còn yếu, chất lượng sản phẩm đã được nâng cao song chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường, tốc độ tăng trưởng thấp. Cơ cấu nội ngành CNTCN từng bước chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp chế biến, giảm dần tỷ trọng công nghiệp khai thác.
Nông, lâm, thủy sản: Là địa bàn có nhiều tiềm năng về tài nguyên rừng (diện tích đất lâm nghiệp chiếm tới 48,9% tổng diện tích tự nhiên) nên phát triển lâm nghiệp đối với huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc có ý nghĩa lớn cả về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Tổng diện tích có rừng toàn huyện theo kết quả kiểm kê rừng tỉnh Vĩnh Phúc năm 2017 là 5.237,55 ha. Trong đó: rừng phòng hộ 257,41 ha, rừng sản xuất 4.106,24 ha, rừng ngoài lâm nghiệp 873,90 ha. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 48,90%. Hiện nay, sản xuất lâm nghiệp chưa được nhân dân quan tâm đầu tư do chu kỳ khai thác của cây khá dài, suất đầu tư hỗ trợ trồng rừng thấp, đầu ra sản phẩm không ổn định. Do đó trong giai đoạn 2016-2020 và xa hơn nữa, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ thoả đáng để khuyến khích người dân thực hiện có hiệu quả dự án bảo vệ và phát triển rừng, chuyển một số diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu sang trồng rừng sản xuất, cải tạo lại rừng sản xuất, trồng các giống lâm nghiệp quý và một số lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao.
Trong giai đoạn 2017-2019, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc cơ bản đã hoàn thành nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội đảng bộ huyện đã đề ra. Kết quả đạt được trong quá trình phát triển 03 khối ngành kinh tế chủ yếu đã đưa kinh tế của huyện chuyển dịch phù hợp với đặc trưng kinh tế khu vực đô thị, đến năm 2018 Thương mại - dịch vụ chiếm 64,15%, Công nghiệp - thủ công nghiệp chiếm 29,87%, Nông lâm ngư nghiệp chiếm 5,97%. Thương mại - Dịch vụ phát triển nhanh và đóng góp tỷ trọng lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế, hệ thống các loại hình dịch vụ văn minh, tiện ích như: Siêu thị, cửa hàng tự chọn. Sản xuất công nghiệpthủ công nghiệp chủ yếu sản xuất các sản phẩm truyền thống như miến dong, bún, phở…, chủ yếu là hoạt động tự phát, quy mô nhỏ, thiếu sức cạnh tranh. Công nghiệp nông thôn chưa phát triển.