Thống kê lưu lượng chiều từ quốc tế về Việt Nam:
81
Thống kê lưu lượng chiều từ Việt Nam đi quốc tế:
Hình 3.10: Thống kê lưu lượng chiều từ Việt Nam đi quốc tế
Trong hai phần thống kê lưu lượng chiều về từ quốc tế và chiều đi quốc tế ta đều thấy chương trình sẽ thống kê số liệu làm ba phần riêng biệt cơ bản như sau:
- Thống kê lưu lượng, tỷ lệ thành công, thời gian trung bình mỗi cuộc gọi, tổng số phút gọi theo các thông số như: khu vực, nước, đối tác….
- Thống kê tổng số cuộc gọi theo các mã lỗi theo các thông số như: khu vực, nước, đối tác….
- Thống kê chi tiết đối với từng cuộc gọi (địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích…) khi người giám sát, kiểm tra có nhu cầu xem chi tiết một cuộc gọi nào đó.
82
Các cảnh báo tình trạng chất lượng cuộc gọi thoại IP:
- Cảnh báo về địa chỉ IP:
Hình 3.11: Cảnh báo đối tác gửi lưu lượng về từ địa chỉ IP không có trong thỏa thuận
Phần này sẽ đưa ra cảnh báo liên tục mỗi 30 phút/lần trong trường hợp đối tác gửi lưu lượng về từ một địa chỉ IP nào đó không có trong thỏa thuận, tránh các trường hợp lỗi như: đối tác thay đổi địa chỉ Gateway gửi lưu lượng thoại IP về mà chưa kịp hoặc quên thông báo cho công ty. Hoặc trường hợp mạng phía đối tác bị hack và gửi lưu lượng từ địa chỉ IP lạ về mạng của công ty….
83 - Cảnh báo về lỗi thoại một chiều:
Hình 3.12: Cảnh báo lưu lượng đến/về từ các đối tác bị lỗi thoại một chiều
Phần này đưa ra cảnh báo khi các cuộc gọi IP đến/về từ các đối tác bị lỗi thoại một chiều (Có packet-in nhưng không có packet-out hoặc ngược lại).
3.4 Kết luận
Như vậy, qua nghiên cứu việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại VNPT-I đã cho ta thấy được các ưu điểm nổi trội khi tích hợp VoIP vào NGN so với mô hình VoIP cũ. Từ đó, ta có thể thấy được xu thế tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN là điều chắc chắn phải xảy ra tại các công ty viễn thông trên toàn cầu.
Việc xây dựng giải pháp và chương trình giám sát, kiểm tra chất lượng cuộc gọi IP trong mạng NGN ở trên đã giúp công việc của người vận hành, khai thác hệ thống mạng lưới tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I được thuận tiện, đơn giản hơn một phần. Đồng thời, nó cũng giúp cho việc giám sát, kiểm tra chất lượng mạng lưới của công ty trở nên dễ dàng hơn phần nào.
84
KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được
Trong quá trình nghiên cứu và làm việc, tôi đã thu được những kết quả sau đây: Đã tìm hiểu và phân tích tổng quan các hệ thống VoIP và NGN.
Nghiên cứu chi tiết việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.
Đã chỉ ra các ưu nhược điểm của hệ thống VoIP và những điểm dẫn đến hiện nay hệ thống VoIP cũ ít được sử dụng tại các doanh nghiệp viễn thông, thay thế vào đó là các hệ thống VoIP tích hợp vào mạng thế hệ mới NGN.
Xây dựng được giải pháp giám sát, kiểm tra chất lượng cuộc gọi IP trong mạng NGN tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.
Xây dựng chương trình với đầy đủ các chức năng đáp ứng các yêu cầu đặt ra của công ty viễn thông quốc tế VNPT-I. Chương trình bao gồm ba phần chính sau:
- Tính toán, thống kê đưa ra các số liệu liên quan đến chất lượng cuộc gọi thoại IP chiều từ quốc tế về Việt Nam.
- Tính toán, thống kê đưa ra các số liệu liên quan đến chất lượng cuộc gọi thoại IP chiều từ Việt Nam đi quốc tế.
- Tính toán, thống kê đưa ra các cảnh báo tình trạng chất lượng cuộc gọi thoại IP có thể gây ra ảnh hưởng lớn tới chất lượng mạng lưới của cả công ty. Chương trình đang được triển khai tại trung tâm viễn thông quốc tế khu vực I (HNI), trực thuộc công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.
2. Phạm vi ứng dụng
Chương trình được xây dựng chủ yếu để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra chất lượng cuộc gọi IP trong mạng NGN tại VNPT-I. Hiện chương trình đang được triển khai tại trung tâm viễn thông quốc tế khu vực I (HNI) trực thuộc công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.
85
Chương trình có thể phát triển, mở rộng và triển khai ở các đơn vị khác thuộc công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.
3. Hướng phát triển
Nâng cao tốc độ thực thi của chương trình bằng cách xây dựng các thuật toán tối ưu hơn.
Xây dựng chương trình có thể xử lý cước VoIP tập trung cho các đơn vị trong cùng công ty.
Phát triển chương trình theo tiêu chuẩn chung để phục vụ cho nhiều đơn vị trong cùng công ty.
86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Henry Sinnreich, Alan B.Johnston (2001), Internet Communications Using SIP: Delivering VoIP and Multimedia Services with Session Initiation Protocol, Wiley Publishing Inc, New York.
2. Jonathan Davidson, James Peters, Manoj Bhatia, Satish Kalidindi, Sudipto Mukherjee (2006), Voice over IP Fundamentals, Cisco Press, USA.
3. Luc De Ghein (2006), MPLS fundamentals, Cisco Press, USA.
4. Morgan Kaufmann (2007), Network routing: Algorithms, Protocols, and Architectures, USA.
5. Neill Wilkinson (2002), Next Generetion Network Services, John Wiley & Sons Ltd, England.
6. Prentice Hall (2001), Voice over IP, USA.
7. Robert M. Hinden (1996), IP Next Generation Network Overwiew, Communications of the ACM, New York.
8. VietNam Telecom (2000), NGN the Siemens Solution with SURPASS Siemens, HaNoi.
9. ITU-T, Recommendation H.323: Packet based multimedia communications system.
10. RFC 786 UDP: User Datagram Protocol.
11. RFC 2805 MGCP: Media Gateway Control Protocol. 12. RFC 3261 SIP: Session Initiation Protocol.
13. RFC 3550 RTP: Real-time Transport Protocol. 14. RFC 3605 RTCP: Real-time Control Protocol. 15. http://www.cisco.com 16. http://www.ietf.org 17. http://www.itu.org 18. http://www.vnpro.vn 19. http://vntelecom.org 20. https://en.wikipedia.org