Mô hình mạng thế hệ mới NGN tại VNPT-I

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại VNPT (Trang 73 - 78)

Trước tiên ta đi xem xét mô hình tổng quan mạng thế hệ mới NGN tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I:

61

Hình 3.1: Topo mạng thế hệ mới NGN tại VNPT-I

Trong đó:

- STP (Signaling Transfer Point): hệ thống bao gồm hai điểm chuyển tiếp báo hiệu STP đặt tại hai vùng HNI và HCM với điểm báo hiệu quốc tế/nội địa lần lượt là: 9027/4004 và 9028/4005. Hai STP này có nhiệm vụ tập trung, chuyển tiếp kết nối báo hiệu SS7 với các tổng đài TDM của các đối tác nội địa và quốc tế, cố định và di động. Đồng thời đóng vai trò chính trong việc chuyển tiếp báo hiệu đối với các tổng đài NGN, AXE-105… của VNPT-I. - HiE-9200: hệ thống bao gồm hai Softswitch HiE-9200 đặt tại hai vùng HNI

và HCM có nhiệm vụ chuyển mạch mềm cho toàn bộ lưu lượng cuộc gọi đi qua hệ thống. Hai Softswitch này được định nghĩa cùng chung một điểm báo hiệu (9021 - đối với quốc tế và 4003 - đối với nội địa). Mục đích của việc

62

định nghĩa cùng chung một điểm báo hiệu đối với hai Softswitch này là để tiết kiệm điểm báo hiệu, đồng thời mạng ngoài nhìn vào và giao tiếp với tổng đài NGN của công ty chỉ như giao tiếp với một tổng đài có một điểm báo hiệu duy nhất.

- HiG-1800: hệ thống bao gồm ba Media Gateway HiG-1800 được đặt tại ba vùng HNI, HCM và ĐNG đóng vai trò kết nối tổng đài NGN với các tổng đài TDM nội địa và quốc tế. Riêng HiG-1800 tại ĐNG được quản lý bởi HiE-9200 tại HNI.

- SBC (Session Border Controller): hệ thống bao gồm hai SBC được đặt tại 2 vùng HNI và HCM đóng vai trò kết nối tổng đài NGN với các tổng đài IP nội địa và quốc tế thông qua các giao thức SIP/H.323.

- Mạng IP-Core: bao gồm ba Router Cisco 7609 và ba Switch Cisco 4507 đặt tại ba vùng HNI, HCM và ĐNG sẽ đóng vai trò kết nối toàn bộ mạng lưới của công ty tại các vùng với nhau. Đồng thời kết nối mạng lưới của công ty ra ngoài mạng Internet cũng như với các đối tác IP khác.

Tiếp theo ta đi phân tích mô hình chi tiết các thiết bị của mạng thế hệ mới NGN tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I:

63

Hình 3.2: Mô hình chi tiết thiết bị của mạng NGN tại VNPT-I

Như đã mô tả trong phần trước, mạng NGN bao gồm hai Softswitch HiE-9200, hai SBC SD4250 và ba MG HiG-1800 và đặt tại ba vùng HNI, HCM và ĐNG. Ngoài ra mạng NGN còn bao gồm thêm các phần tử sau:

- HiS-700: đóng vai trò là Signaling Gateway tích hợp trực tiếp bên trong hệ thống tổng đài NGN.

- PCU (Packet Control Unit): là các đơn vị điều khiển gói dữ liệu của hệ thống bao gồm mỗi 10 cặp PCU: 1/256, 2/255…10/247 đặt tại hai site HNI và HCM. Mỗi cặp PCU sẽ có một số chức năng cụ thể. Ví dụ: cặp PCU 2/255 đóng vai trò quản lý HiG-1800 tại HNI và ĐNG, điều khiển gói dữ liệu đối với các cuộc gọi TDM. Cặp PCU6/251 và một số cặp PCU khác đóng vai trò điều khiển gói dữ liệu của các cuộc gọi VoIP.

64

- NetManager: bao gồm NetManager server đặt tại HNI và các NetManager client đặt tại HCM và ĐNG để quản lý các kết nối hay xử lý các tập lệnh gửi vào hệ thống HiE-9200 qua giao thức Q3.

- CMD (Charging Mediation Device): bao gồm hai server backup cho nhau được đặt tại HNI dùng để lưu trữ các file cước gốc của tổng đài NGN. - Firewall: đóng vai trò điều khiển và giám sát các gói IP vào/ra toàn bộ hệ

thống.

- Boot-PC: là một PC có kết nối trực tiếp với HiE-9200 không thông qua hệ thống NetManager để giao tiếp với HiE-9200 trong trường hợp không thể kết nối được với HiE-9200 qua hệ thống NetManager do hệ thống này bị lỗi. - HiR-200: đặt tại site HNI đóng vai trò là IVR Server (Interactive Voice

Response Server) chứa các băng thông báo tự động tương ứng với các mã lỗi báo hiệu phổ biến như 1 - Unallocated number, 17 - User busy…. Khi tổng đài NGN nhận được mã lỗi từ bản tin báo hiệu (nằm trong danh sách mã lỗi có sẵn trên IVR) sẽ đưa ra băng thông báo tự động trong trường hợp cuộc gọi của khách hàng không kết nối được. Hiện tại, hệ thống tại VNPT-I không được kích hoạt do hai nguyên nhân chính: thứ nhất, tại các nhà mạng cố định và di động trực tiếp quản lý thuê bao đều có đầy đủ hệ thống IVR; tổng đài NGN của VNPT-I chỉ là tổng đài transit nên không cần thiết chức năng này. Thứ hai, các tổng đài đối tác đôi khi vẫn trả sai mã lỗi cuộc gọi, dẫn đến việc đưa ra băng thông báo tương ứng với mã lỗi cuộc gọi không còn chính xác nữa.

- LIOS: bao gồm LIOS server đặt tại HNI và LIOS client đặt tại HCM và ĐNG, giúp kết nối hệ thống NGN với hệ thống giám thính của bộ công an (A70) phục vụ mục đích an ninh quốc gia.

Các phần tử trong hệ thống tại ba vùng HNI, HCM và ĐNG được kết nối với nhau thông qua các Layer 2 Switch: bao gồm các CTRL-SW (Switch kết nối với hệ thống điều khiển) và các OAM-SW (Switch kết nối với hệ thống OAM).

65

Mạng NGN tại ba vùng HNI, HCM và ĐNG kết nối với nhau dựa trên công nghệ VPN/MPLS của mạng IP-Core tại công ty.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại VNPT (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)