RTP (Real-time Transport Protocol)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại VNPT (Trang 70 - 73)

RTP là giao thức dùng để truyền các thông tin yêu cầu tính thời gian thực (Real- time) như thoại và hình ảnh. RTP và giao thức hỗ trợ RTCP (Real-time Control Protocol) là các giao thức hoạt động ngay trên lớp UDP.

Bản thân RTP không thực hiện một hoạt động nào liên quan đến sự đảm bảo chất lượng của thông tin cần truyền tải có yêu cầu về thời gian thực. Nó chỉ đơn giản cung cấp đầy đủ thông tin lên ứng dụng lớp cao hơn để lớp này đưa ra quyết định hợp lý để dữ liệu với mức chất lượng yêu cầu được xử lý như thế nào.

Các bản tin RTCP được trao đổi giữa các người sử dụng phiên nhằm để trao đổi thông tin phản hồi về chất lượng của phiên làm việc.

Hai thành phần chính mà RTP đưa cho lớp này quyết định chất lượng truyền của các loại thông tin trên là: số thứ tự của gói truyền (Sequence Number) và thời gian truyền tối đa của 1 gói (Timestamp). Hai thành phần này sẽ được trình bày tiếp sau đây.

Cấu trúc gói RTP được trình bày như hình sau:

Hình 2.20: Cấu trúc gói RTP

Trường RTP payload:

RTP mang tín hiệu thoại đã được mã hoá số đi bằng cách lấy một hoặc nhiều mẫu thoại đã mã hoá số và gắn thêm vào trường RTP Header để tạo ra các gói RTP. Như vậy, cấu tạo của gói RTP sẽ có một trường RTP Header và một trường Payload gồm các mẫu thoại. Các gói RTP này được gửi tới lớp UDP, trường UDP Header được gắn vào gói đó. Sự kết hợp này được gửi tới lớp IP và trường IP Header được gắn vào gói đó tạo thành IP datagram và được định tuyến đến đích. Tại trạm đích, Headers này được sử dụng để chuyển các gói qua ngăn xếp đến các ứng dụng thích hợp.

58

Trường RTP header:

RTP mang tín hiệu thoại trong các gói. Trường RTP Payload bao gồm các mẫu mã hoá số. Trường RTP Header được gắn vào trường RTP Payload và gói này được gửi tới lớp UDP. Trường RTP header chứa các thông tin cần thiết để bên thu có thể xây dựng lại các mẫu thoại gốc.

Hình 2.21: Mào đầu của RTP

Trong đó:

- V (Version): cho biết phiên bản RTP nào đang được sử dụng.

- P (Padding): bit này cho biết trong gói RTP có sử dụng chèn bit 0 hay không. Ta sử dụng chèn bit này sau phần Payload khi thông tin có trong phần tải không lấp đầy phần RTP Payload cho trước.

- X (Extension): cho biết Header có thể mở rộng ra thêm hay không. Vì trong một số ứng dụng, phần Header mở rộng được thêm vào giữa phần Header cố định và phần tải (Payload).

- CC (Count of Contributing sources): cho biết số lượng dòng dữ liệu được ghép chung vào 1 gói. Thông thường việc ghép các dòng thông tin được thực hiện khi có nhiều User tham gia vào một phiên làm việc (ví dụ như hội nghị truyền hình - Video Coference) và CC dùng để xác định số người tham gia hội nghị.

59

- M (Marker): được sử dụng khi có ứng dụng yêu cầu đánh dấu tại một điểm nào đó trong dòng dữ liệu.

- PT (Payload Type): cho biết kiểu dữ liệu được truyền đi.

- Sequence Number: cho biết số thứ tự được truyền đi của gói. Số thứ tự của gói đầu tiên được truyền đi trong một phiên hoạt động là một số ngẫu nhiên bất kỳ. Nhờ vào số thứ tự này mà ta sẽ xác định được gói nào bị mất và các gói có đến đúng thứ tự hay không.

- Timestamp: cho biết thời gian mà octet đầu tiên được lấy mẫu. Bên nhận sẽ dùng thông số này để xác định mình có thực hiện được yêu cầu phát thông tin đã được gửi có đảm bảo thời gian thực hay không. Nếu không thì nó sẽ phát lại thông tin (Playback).

- Synchronising Source (SSRC) Indentifier: là số nhận dạng của nơi gốc phát dữ liệu.

- Contributing Source (CSRC) Indentifier: là số nhận dạng của các nơi phát dữ liệu cùng tham gia vào phiên làm việc với SSRC.

2.7 Kết luận

Như đã nghiên cứu trong các phần trên ta thấy rằng mạng thế hệ mới NGN là một hệ thống mạng mở. Nó là mạng có cơ sở hạ tầng thông tin dựa trên công nghệ chuyển mạch gói đáp ứng sự hội tụ của các mạng riêng lẻ. Mạng NGN hoàn toàn có thể tích hợp thêm dịch vụ mới một cách dễ dàng và có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng dung lượng ngày càng tăng của khách hàng. Như vậy việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN là điều tất nhiên phải xảy ra.

60

CHƯƠNG 3: THỰC TẾ TÍCH HỢP VoIP VÀO MẠNG THẾ HỆ MỚI NGN TẠI VNPT-I. CÁC Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

Tận dụng các ưu điểm nổi trội của mạng thế hệ mới NGN so với các mạng trước đây, công ty viễn thông quốc tế VNPT-I đã triển khai lắp đặt mạng NGN tại công ty từ tháng 9 năm 2010 theo giải pháp mạng thế hệ mới của NSN (Nokia Siemens Network).

Hiện nay việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN đã không còn tính mới mẻ như thời gian vài năm trở về trước. Tuy nhiên, với vai trò là một nhân viên khai thác mạng lưới tại VNPT-I, việc tìm hiểu, nghiên cứu sâu về các hệ thống mạng tại công ty là điều cần thiết đối với những người như tôi. Từ đó có thể nhìn thấy ưu nhược điểm của hệ thống mạng lưới mình đang trực tiếp khai thác. Qua đó có thể rút ra được những bài học, kinh nghiệm quý báu cho bản thân cũng như đóng góp sức lực vào công cuộc chung xây dựng công ty ngày càng lớn mạnh phát triển hơn trước. Sau đây ta sẽ đi nghiên cứu cụ thể mô hình mạng thế hệ mới NGN tại công ty viễn thông quốc tế VNPT-I.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu việc tích hợp VoIP vào mạng thế hệ mới NGN tại VNPT (Trang 70 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)