2. phương pháp nâng cao hiệu quả quản lý đối với những khu vực chưa được thu gom :
6.4.3. Kế hoạch chôn lấp chất thải:
Hiện nay toàn thành phố Nha Trang chỉ có 1 bãi đổ chất thải duy nhất ở đèo rù rì, khi rác đầy sẽ được san ủi và lấn sang dãy núi khác do đó hoạt động chôn lấp chất thải ở đây có thể có những tác động về môi trường và sức khỏe cộng đồng, bao gồm sự nhiễm bẩn nguồn nước ngầm, nước mặt và ô nhiễm không khí tại và xung quanh bãi chôn lấp.
Thêm vào đó là việc một số hộ dân sống ngay tại bãi, hằng ngày nhặt phế liệu tại đây, tình trạng sống chung với rác như thế gây ảnh hưởng hết sức nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.
Do đó việc cần thiết trước mắt là phải thực hiện di dời chỗ ở cho các hộ dân ở đây, tiếp theo đó cần tiến hành phục hồi càng sớm càng tốt bãi đổ rác thải này.
Một số đề xuất cho việc phục hồi bãi thải:
+ Phục hồi hình dạng đầm nén chất thải để hình thành khối đất và bề mặt nghiêng ổn định cho việc thoát nước mưa.
+ Xây dựng rãnh mương bề mặt để thoát nước mưa và tránh dòng nước chảy vào trong khu vực bãi chôn lấp.
+ Xây dựng bãi chứa và đập thu gom để thu gom nước rác phát sinh từ chất thải.
+ Nên phủ một lớp đất giàu sét lên trên các phần khác của bề mặt bãi đổ thải để giảm sự xâm nhập của nước mưa.
Ngoài ra, trong tương lai có thể xây dựng thêm một bãi chôn lấp chất thải rộng khoảng 25ha trên khoảng đất của thôn Lương Hoa_xã Vĩnh Lương : + Vị trí của bãi chôn lấp chất thải này được lựa chọn dựa trên cơ sở phù hợp với nguồn phát sinh chất thải cũng như hiện trạng sử dụng đất xung quanh
và thuận lợi về mặt đường xá, có thể được mở rộng để trở thành bãi chôn lấp chất thải lâu dài cho thành phố.
+ Khu vực bãi chôn lấp này là đất nông thôn và đất tự nhiên có mật độ dân cư thấp nên việc di dời và bố trí tái định cư cho các hộ dân ở đây cũng dễ dàng thực hiện hơn.
Ngoài ra, thành phố nên đầu tư xây dựng một nhà máy chế biến phân compost từ rác thải vì nó không những mang lại nhiều lợi ích kinh tế mà nó còn góp phần cải thiện môi trường.
Một số lợi ích quan trọng từ việc làm phân compost :
• Làm giàu đất trồng:
- Bổ sung các CHC, mùn để phục hồi đất bạc màu.
- Tiêu diệt một số bệnh làm hại cây trồng và sâu bọ ký sinh.
- Gia tăng dung lượng dinh dưỡng và khả năng giữ nước trong cả đất sét và đất cát.
- Khôi phục cấu trúc đất trồng sau khi các vi sinh vật tự nhiên trong đất trồng bị sụt giảm do sử dụng phân bón hoá học.
- Giảm mạnh nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón. - Giải quyết các vấn đề về đất, nước và không khí.
- Tạo thuận lợi cho việc phục hồi đất ẩm, tạo môi trường sống cho cây bằng cách làm giàu dinh dưỡng cho đất bị ô nhiễm, đất bị kết cứng và đất khó trồng trọt.
• Cải thiện nạn ô nhiễm:
- Hấp thụ các mùi hôi.
- Kết chặt các kim loại nặng và ngăn chúng nhiễm vào các nguồn nước được cây trồng hấp thụ hoặc gây độc hại về sinh học đối với con người.
- Giảm thiểu thuốc phòng bệnh cho cây trồng.
- Tránh được sự sản sinh khí metan và nước thải rò rỉ trong các BCL bằng cách chuyển CHC trong các BCL thành phân compost.