Hiện trạng chất lượng môi trường nước:

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước 3 công suất 4000 m3 ngày.đêm (Trang 36 - 40)

Nguồn nước mặt ở Khánh Hòa chủ yếu lấy từ sông suối trên địa bàn tỉnh phục vụ cho nhu cầu sản xuất nộng nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt.Phân và nước thải sinh hoạt dân cư sống ở các đảo trong vịnh Nha Trang, các chất thỉ từ nuôi trồng thủy sản với hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm, các loài tủy sản khác cộng với sự phát triển thiếu quy hoạch trong nhiều năm qua đã tạo ra một cảnh quan rất xấu và gây ô nhiễm môi trường nước tại một số vùng trong vịnh. Mặt khác một số hộ dân sống trên các đảo và khu vực cửa sông Cái Nha Trang không có nhà vệ sinh, đã phóng uế ra bãi biển hoặc trực tiếp xuống sông, biển góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm vùng vịnh.Việc quan trắc chất lượng môi trường nước mặt tại sông Cái_Nha Trang, nơi lấy nước cho trạm cấp nước sinh hoạt của thành phố Nha Trang thì hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn TCVN 5942_1995 nhưng vẫn có những chỉ tiêu cao hơn tiêu chuẩn môi trường cho phép đối với nguồn nước cấp sinh hoạt như : hàm lựơng chất rắn lơ lửng ( TSS), dầu mỡ (HC) cao hơn tiêu chuẩn cho phép từ 1 đến 1.5 lần, coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép gấp nhiều lần. Đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt phục vụ cho các mục đích khác như : cầu Bình Tân ( Nha Trang), cầu sắt ( sông Cái_Nha Trang) hầu hết các chỉ tiêu môi trường đều đạt tiêu chuẩn , một số chỉ tiêu cao hơn

tiêu chuẩn môi trường cho phép : HC (cao hơn từ 1 đến 1.5 lần), coliorm cao hơn gấp nhiều lần

Bảng 3.3 : kết quả giám sát chất lượng môi trường nước mặt :

Thông số

Cầu Bình Tân Cầu Sắt

Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942_1995 Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942_1995 pH Mg/l 8.0 5.5_9 Mg/l 7.7 5.5_9 TSS Mg/l 68.0 80 Mg/l 41.6 80

DO Mg/l 5.7 >=2 Mg/l 6.49 >=2 BOD5 Mg/l 4.91 <25 Mg/l 3.28 <25 NO3_N Mg/l 0.104 15 Mg/l 0.081 15 Zn Mg/l 0.023 2 Mg/l 0.02 2 Cu Mg/l 0.004 1 Mg/l 0.002 1 As Mg/l 0.004 0.1 Mg/l 0.004 0.1 HC Mg/l 0.444 0.3 Mg/l 0.465 0.3 Colifor m MPN/100ml 242125 10000 MPN/100ml 30525 10000

( nguồn : báo cáo hiện trạng môi trường , năm 2006 )

Nước biển ven bờ :

Hiện nay, dầu mỡ từ tàu thuyền vận tải hàng hóa, tàu du lịch, thuyền đánh cá thải ra trong quá trình hoạt động là một trong những nguyên nhân gây nên tình trang gia tăng hàm lượng dầu mỡ trong nước biển, đặc biệt là xung quanh khu vực Cảng Nha Trang, hàng năm có hàng chục vụ xả thải dầu mỡ được ghi nhận, gây ô nhiễm diện rộng cho một số vùng biển.

Việc thi công các công trình ven bờ, nhất là các dự án san lấp biển để phát triển các khu dân cư, đô thị mới đã và đang làm gia tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển ven bờ ở một số khu vực trong vịnh Nha Trang.Hàm lượng chất thải rắn lơ lửng gia tăng trong nước làm gia tăng sự lắng đọng trầm tích trên các rạn san hô, cỏ biển. Khu vực chịu nhiều ảnh hưởng nhất là khu vực Vũng Me, Bãi Trủ, Bãi Tiên, Đường Đệ, Cửa Bé ( cửa sông Tắc ) , cửa sông Lô, dọc đường sông Lô_Cù Hin. Ngoài ra mỗi khi triều xuống, và đặc biệt khi có mưa to ở trên lưu vực, nước sông Cái Nha Trang thường xuyên mang các chất rắn lơ lửng gây ô nhiễm dọc bờ biển bãi tắm chính của Nha Trang.

Trong vài năm gần đây tỉnh đã thực hiện việc quan trắc chất lượng nước biển ven bờ hàng năm với tần suất quan trắc 4 lần/năm. Tại trạm quan trắc chất lượng nước bãi tắm ( Đài liệt sĩ_vịnh Nha Trang ) thì hầu hết các chỉ tiêu đều đạt tiêu chuẩn môi trường cho phép, một số chỉ tiêu : TSS, váng dầu mỡ( tính theo HC), coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép

Bảng 3.4 : các chỉ tiêu quan trắc tại Đài liệt sĩ_vịnh Nha Trang :

Thông số Đơn vị Kết quả đo TCVN5943_1995

2003 2004 2005 pH 7.9 8.1 8.1 6.5_8.5 TSS mg/l 36.6 27.3 49.1 25 DO mg/l 6.25 5.97 6.31 >=4 BOD5 mg/l 1.35 1.19 2.23 <20 Zn mg/l 0.019 0.017 0.018 0.1 Cu mg/l 0.002 0.003 0.003 0.02 As mg/l 0.002 0.003 0.003 0.05 HC mg/l 0.379 0.417 0.488 00

3.3.3.Aûnh hưởng của rác thải tới chất lượng môi trường TP.Nha Trang:

Tại TP.Nha Trang do điều kiện tự nhiên có nhiều nhánh sông chảy qua nên việc ô nhiễm nguồn nước mặt do rác thải là điều rất dễ nhận thấy. Nếu việc quản lý rác không chặt chẽ, từ chỗ ô nhiễm nguồn nước sẽ kéo theo hàng loạt các hậu quả khác như ; các loài sinh vật trong nước sẽ bị hủy diệt từ từ, dẫn đến suy giảm tính đa dạng sinh học biển. Bên cạnh đó còn ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng thủy hải sản, đây là một tổn thất rất nghiêm trọng cho nền kinh tế vì tại thành phố này nền kinh tế gắn liền với hoạt động nuôi trồng và chế biến thủy hải sản.

Ngoài ra chất lượng nước biển có vai trò rất quan trọng trong việc thu hút khách du lịch vì đây được coi là một bãi tắm xinh đẹp, giàu tiềm năng.

Aûnh hưởng của rác đến sức khỏe người dân ở đây là một mối lo ngại đáng được chú ý. Do ở đây người dân đã quen sử dụng trực tiếp nước sông trong sinh hoạt hằng ngày, đó chính là nguồn gây bệnh rất lớn mà chúng ta cần dự báo trước.

Bên cạnh việc ảnh hưởng đến môi trường nước, rác còn ảnh hưởng đến môi trường không khí. Dưới tác động của các yếu tố to, độ ẩm và sự tồn tại vi sinh vật các loại sẽ làm cho phân, rác hữu cơ bị phân hủy sinh học sinh ra các chất độc như HS, CH…thêm vào đó một số bụi bẩn nấm mốc, bào tử từ các đống rác sẽ bay vào không khí gây nhiễm bẩn không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Việc tồn tại các điểm tập kết rác ở nhiều con đường làm mất vẻ mỹ quan của thành phố và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt vệ sinh của các hộ gia đình sống gần đó.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước 3 công suất 4000 m3 ngày.đêm (Trang 36 - 40)