Thực trạng phát thải rác tại Khánh Hòa:

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước 3 công suất 4000 m3 ngày.đêm (Trang 54 - 61)

Chương 5: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI TP.NHA TRANG

5.1.1. Thực trạng phát thải rác tại Khánh Hòa:

Các số liệu thống kê CTR ở các địa phương tỉnh Khánh Hòa cho thấy lượng phát sinh CTR ở tỉnh Khánh Hòa vào khoảng 39882,3 tấn/năm. Trong đó chất thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn, các khu chợ, bệnh viện, cơ sở sản xuất kinh doanh… chiếm khoảng 70_80% tổng lượng CTR toàn tỉnh. Lựơng còn lại là CTR phát sinh từ sản xuất công nghiệp, chất thải nguy hại ( CTR y tế, chất thải nguy hại công nghiệp, nông nghiệp …)trong đó lượng chất thải nguy hại tuy ít nhưng rất đáng chú ý vì hiện naycông tác thu gom và xử lý CTR nguy hại chưa được thực hiện triệt để, có nguy cơ gây hại cho môi trường và sức khỏe con người rất cao.

Các đô thị thuộc tỉnh Khánh Hòa là nơi tập trung đông dân cư và là nơi phát sinh một lượng lớn các chất thải sinh hoạt. Do đời sống của người dân đô thị ngày càng được nâng cao, lượng rác thải tình theo đầu người ngày càng tăng.

Theo các số liệu thống kê chưa đầy đủ tại các thời điểm khác nhau thì lượng CTR phát sinh trong khoảng từ năm 2003_2006 vào khoảng 0,8 Kg/người/ngày.CTR sinh hoạt ở các vùng đô thị Khánh Hòa có tỉ lệ các chất hữu cơ dễ phân hủy tương đối cao ( vào khoảng 50% ), còn lại là các CTR khó phân hủy và cả các chất thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, một phần chất thải y tế cũng thu gom chung mà chưa có sự thu gom và phân loại riêng biệt.

CTR sinh hoạt ở các vùng nông thôn tỉnh Khánh Hòa chứa một tỉ lệ lớn các chất hữu cơ dễ phân hủy ( 60_75% ).

Thành phần rác thải sinh hoạt ở Khánh Hòa thường thay đổi tùy theo mùa, theo khu vực và theo thời gian. Tuy nhiên chỉ số trug bình của các thành phần CTR sinh hoạt ở đô thị, mà đại diện là ở thành phố Nha Trang thì chủ yếu là các chất thải hữu cơ ( lá cây, củ, quả, xác xúc vật chết…) chiếm khoảng 52,6%, còn lại là các chất trơ ( xà bần, chất thải công nghiệp …)

Bảng 5.1 : thành phần của chất thải sinh hoạt đô thị ở Khánh Hòa :

Loại chất thải Thành phần ( % theo trọng lượng )

Chất hữu cơ 52,6

Giấy và bìa carton 3,4

Nhựa 8,6

Gỉe/vải 1,3

Thủy tinh 5,0

Kim loại 0,9

Các chất thải nguy hại 1,2

Các chất trơ 27,1

Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ từ các địa phương trong tỉnh, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đô thị ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa tương đối cao. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt vùng nông thôn còn thấp.

Nhìn chung tỷ lệ thu gom trung bình đối với CTR sinh hoạt ở Khánh Hòa đạt mức 58,2%. Tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các vùng đô thị của Khánh Hòa đạt từ 66_85%. Ở các vùng nông thôn Khánh Hòa tỷ lệ thu gom đạt mức thấp nên đã đưa tỷ lệ thu gom rác trung bình của cả tỉnh chỉ đạt mức trung bình khá so với nhiều vùng trong cả nước ( tỷ lệ thu gom trung bình chung của tất cả các thành phố và tỉnh ở Việt Nam là 71% ) ( nguồn:khảo sát của nhóm tư vấn quốc gia,2006).

CTR y tế :

Hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có 186 cơ sở y tế các cấp với 6 cơ sở cấp trung ương và tỉnh, 23 bệnh viện huyện, thành phố hoặc là các trung tâm y tế cấp huyện, 135 cơ sở y tế cấp xã với 1841 giường bệnh. Ngoài ra còn có 502 phòng mạch tư nhân, dịch vụ y tế các loại và 196 cơ sở hành nghề y học cổ truyền tư nhân, các bệnh viện có số giường đông chủ yếu tập trung ở Nha Trang.

Bảng 5.2 : các bệnh viện và trung tâm y tế chính ở Nha Trang :

STT Tên bệnh viện Số giường

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa 620

2 Bệnh viện lao 50

3 Bệnh viện da liễu 90

4 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

186

5 Bệnh viện tâm thần Diên Khánh 50

6 Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

50

CTR y tế bao gồm CTR sinh hoạt và CTR nguy hại, thành phần CTR y tế nguy hại gồm các mô, bệnh phẩm cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật,chữa trị y tế, dịch tiết, bông gạc nhiễm bẩn, xi lanh, kim tiêm, chai lọ dược phẩm…Với tỷ lệ khoảng 20_25% tổng lượng CTR y tế. Tính bình quân lượng chất thải y tế theo 1 giường bệnh vào khoảng 1_1,2 Kg/ngày, trong đó lượng CTR y tế nguy hại khoảng 0,1_0,2 Kg/giường bệnh/ngày.

Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, CTR y tế trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa năm 2006 vào khoảng 505,991 tấn, trong đó lượng CTR y tế nguy hại cần thu gom và xử lý triệt để vào khoảng 30,970 tấn. Lượng CTR y tế thu gom được chủ yếu tập trung ở các cơ sở y tế lớn ở TP.Nha Trang và các trung tâm y tế huyện.

Bảng 5.3: Lượng chất thải y tế thu gom ở Khánh Hòa năm 2006

STT Khu vực CTR sinh hoạt

( tấn/năm ) CTR nguy hại ( tấn/năm ) 1 Nha Trang 371,994 13,579 2 Ninh Hòa 12,155 2,431 3 Vạn Ninh 73,000 3,650 4 Diên Khánh 14,600 2,920 5 Khánh Vĩnh 29,200 5,840 6 Cam Ranh 0,662 0,725 7 Khánh Sơn 4,380 1,825 Tổng cộng 505,991 30,970

(Nguồn : báo cáo hiện trạng môi truờng năm 2006 các địa phương )

Hiện nay CTR y tế được thu gom và phân loại tại nguồn chủ yếu tập trung ở các bệnh viện và trung tâm y tế tuyến huyện để tiến hành xử lý riêng biệt. Các CTR y tế nguy hại đã được lưu giữ và vận chuyển về lò đốt CTR y tế ở Nha Trang

bằng các thiết bị chuyên dùng. Còn lại hầu hết các trạm y tế, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân chưa phân loại và vẫn thải bỏ chung cùng với chất thải sinh hoạt của cơ sở. Chỉ tính riêng trên địa bàn nội thị TP.Nha Trang, hàng ngày có khoảng 8_10 m3 CTR y tế từ các trạm y tế khu vực, các cơ sở dịch vụ y tế tư nhân trong đó có 1 lượng nhỏ CTR y tế nguy hại nhưng không được phân loại mà thu gom chung với rác thải sinh hoạt.

Theo báo cáo của sở y tế, chỉ có CTR y tế nguy hại từ các bệnh viện tỉnh Khánh Hòa , bệnh viện lao, các trung tâm y tế thuộc TP.Nha Trang, trung tâm y tế huyện Diên Khánh, Vạn Ninh, Ninh Hòa…là được phân loại thành chất thải nguy hại và được thu gom về đốt tại lò đột CTR y tế đặt tại bệnh viện da liễu Khánh Hòa.Đây là lò đốt hiện đại có 2 buồng đốt ( buồng đốt sơ cấp để đốt CTR , buồng đốt thứ cấp để đốt khí thải ), buồng nhiệt phân nhiệt độ cao. Lò đốt này được đặt ở Khánh Hòa theo chương trình trang bị lò đốt CTR y tế giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Aó cho 25 tỉnh thành ở Việt Nam. Lò đốt CTR y tế ở Khánh Hòa có công suất theo thiết kế là 400_500 Kg/ngày nhưng hiện mới chỉ sử dụng đốt từ 200_250 Kg/ngày.

Lượng CTR y tế được xử lý bằng lò đốt CTR y tế hợp vệ sinh ở Khánh Hòa được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 5.4 : lượng CTR y tế được xử lý bằng lò đốt CTR y tế hợp vệ sinh ở Khánh Hòa năm 2006:

STT Tên đơn vị Lượng CTR y tế được xử

lý bằng lò đốt CTR y tế ( tấn/năm )

1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa

35,703

2 Bệnh viện lao 1,836

hồi chức năng

4 Bệnh viện da liễu 1,790

5 Bệnh viện tâm thần 0,034

6 Viện vaccine Nha Trang 4,266

7 Trug tâm y tế dự phòng tỉnh 0,767

8 Trung tâm bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em và kế hoạch hóa gia đình

0,421

9 Trung tâm y tế huyện Ninh Hòa

0,644

10 Trung tâm y tế huyện Vạn Ninh

0,203

11 Trung tâm y tế huyện Diên Khánh

0,722

12 Phòng khám số 2 Nha Trang 0,133

13 Phòng khám thầy thuốc không biên giới_Nha Trang

0,565

Tổng cộng 47,666

( Nguồn : bệnh viện da liễu Khánh Hòa ) Theo số liệu của công ty Môi trường đô thị Nha Trang, hàng tháng công ty thu gom khoảng 45 tấn CTR y tế ( không nguy hại ) từ hợp đồng thu gom với 4 cơ sở y tế ở Nha Trang là viện vaccine và viện Pasteur Nha Trang : 10 tấn/tháng bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa: 32 tấn/tháng, bệnh viện phục hồi chức năng : 3,3 tấn/tháng và từ các cơ sở y tế tư nhân chưa phân loại mà thu gom chung với rác sinh hoạt và đưa ra bãi rác của thành phố.

Phần lớn chất thải y tế lây nhiễm từ các trạm y tế xã, phòng khám khu vực, cơ sở y tế tư nhân ở Nha Trang và ở các địa phương khác trong tỉnh chưa được phân loại tại nguồn và xử lý triệt để. Một số được phân loại và đốt tại các lò đốt thủ công không hợp vệ sinh, còn phần lớn không được phân loại mà được các

công ty Môi trường đô thị thu gom như là một phần của dịch vụ thu gom chất thải đô thị ( không được khử trùng và xử lý triệt để ). Theo ước tính của sở y tế, số lượng này ở tỉnh Khánh Hòa vào khoảng dưới 500 Kg/ngày.

Chất thải công nghiệp :

Hiện nay các ngành công nghiệp chủ yếu ở Khánh Hòa là :du lịch và dịch vụ, chế biến thực phẩm ( chủ yếu là chế biến hải sản, nước giải khát ), đóng sửa chữa tàu thuyền và cảng biển, dệt và may( không có cơ sở thuộc da ), sản xuất thuốc lá, gạch ngói, đá granite, hàng thủ công mỹ nghệ ( chủ yếu là song mây ).

Hiện ở Khánh Hòa cỉ có khu công nghiệp Suối Dầu với 24 nhà máy hiện đang hoạt động, chủ yếu là các nhà máy chế biến hải sản, ngoài ra còn có 3 cụm công nghiệp là nơi tập trung nhiều nhà máy,cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp : khu Bình Tân(Nha Trang ), khu vực Đồng Đế (Nha Trang ), Suối Hiệp ( Diên Khánh ).

Lượng phát sinh CTR công nghiệp chiếm khoảng 20_25% tổng lượng CTR sinh hoạt nhưng tùy thuộc vào quy mô, ngành nghề của từng cơ sở công nghiệp và của từng vùng trong tỉnh. Hiện chất thải công nghiệp tập trung chủ yếu ở Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh, Ninh Hòa là những vùng tập trung nhir62u nhà máy,cơ sở công nghiệp.

Theo báo cáo hiện trạng môi trường 2006 của các địa phương chỉ có một số huyện có thống kê về số liệu rác thải công nghiệp như :Diên Khánh : 90 tấn/tháng ( chủ yếu là rác thải từ khu công nghiệp Suối Dầu ), Ninh Hòa : 810 tấn/tháng (

chủ yếu là rác thải từ nhà máy Huyndai Vinashin, không tính lượng nix thải ), Khánh Vĩnh : 15 tấn/tháng.

Theo công ty môi trường đô thị Nha Trang, khối lượng CTR từ các cơ sở công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có hợp đồng thu gom với công ty là vào

khoảng 182 tấn/tháng. Trong đó các cơ sở tiểu thủ công nghiệp : 42 tấn/tháng, các nhà máy chế biến hải sản ở Nha Trang : 140 tấn/ngày.

Hiện nay khối lượng CTR nguy hại công nghiệp ở Khánh Hòa cũng chưa có số liệu thống kê cụ thể. Chất thải nguy hại được biết đến ở Khánh Hòa là hạt nix, phát sinh từ hoạt động sữa chữa tàu ở công ty TNHH nhà máy Huyndai Vinashin vào khoảng 400.000 tấn/năm đang được lưu giữ tại bãi chứa hạt nix tại xã Ninh Thủy ( Ninh Hòa ) . Ngoài ra còn có một lượng bùn Hydrocacbon phát sinh từ các hoạt động của các cảng biển trong tỉnh được các chủ tàu có trách nhiệm chở loại chất thải này vào TP.Hồ Chí Minh để xử lý.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Mỹ Phước 3 công suất 4000 m3 ngày.đêm (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w