Không muốn thấy Đức thống nhất nhưng lại ủng hộ EU Đông tiến

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 32 - 33)

Người Anh là kiến trúc sư chính của công cuộc mở rộng năm 2004, với 10 quốc gia gia nhập Liên minh châu Âu, chủ yếu đến từ Trung và Đông Âu. Sau khi Liên Xô sụp đổ, một cuộc tranh luận sôi nổi đã diễn ra tại các thủ đô Tây Âu, giữa những người ủng hộ việc tiếp đón ngay lập tức các quốc gia ở phía Đông lục địa và những người muốn chờ đợi cho đến khi nền kinh tế lạc hậu của họ bắt kịp với phần còn lại. Lập luận chính của những người ủng hộ quan điểm chờ đợi là trước tiên các nước Đông Âu cần hội nhập về chính trị nhiều hơn.

Tuy nhiên, người Anh đã làm mọi cách để thuyết phục các đối tác của họ rằng thời điểm lịch sử này không nên bỏ qua để đoàn tụ đại gia đình châu Âu, bị ngăn cách bởi bức màn sắt giữa Tây Âu và Liên Xô. Nhưng cũng cần nhắc tới một luồng quan điểm khác của không ít quan chức ngoại giao Anh, đó là mong muốn ngăn việc hội nhập diễn ra quá vội vàng vì cho rằng không thể đạt được thỏa thuận về một dự án chính trị cho toàn bộ 25 quốc gia thành viên (và thậm chí là nhiều hơn).

Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhắc rằng chính Margaret Thatcher đã phản đối việc thống nhất nước Đức năm 1990, vì sợ một nước Đức quá mạnh ... Vào thời điểm đó, “Người đàn bà thép” đã đưa ra lý do rằng CHDC Đức cần phải được dân chủ hóa trước đã.

TÌNH HÌNH CH SÉC QUÝ IV/2019TTXVN (Praha) - TTXVN (Praha) -

I.Tình hình địa bàn 1.Chính trị

Năm 2019, Chính phủ Séc vượt qua được các cuộc khủng hoảng chính trị liên quan đến việc Thủ tướng Babis bị cáo buộc gian lận trợ cấp của EU, áp lực từ phe đối lập yêu cầu bỏ phiếu bất tín nhiệm cũng như từ mối đe dọa rời khỏi liên minh cầm quyền từ đối tác và các cuộc biểu tình quy mô lớn. Tính đến thời điểm hiện tại phong trào ANO của Thủ tướng Babis vẫn nhận được sự ủng hộ cao nhất so với các đảng phái khác tại CH Séc.

Ngày 13/9, các công tố viên CH Séc đã quyết định từ bỏ vụ án chống Thủ tướng Andrej Babis với các cáo buộc gian lận liên quan tiền trợ cấp của EU. Các công tố viên đã thông báo quyết định này sau khi xem xét khuyến nghị của cảnh sát về việc kết tội ông Babis. Vụ án liên quan đến một nông trại đã nhận trợ cấp của EU sau khi chủ sở hữu nông trang này đã chuyển nhượng từ tập đoàn Agrofert do ông Babis sở hữu sang cho khoảng

250 công ty thành viên thuộc sở hữu của gia đình ông Babis. Việc trợ cấp là dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ, và tập đoàn Agrofert không đủ tư cách để nhận khoản này.

Trước những cáo buộc liên quan đến ông Babis, phe đối lập cũng đã kích động các cuộc biểu tình quy mô lớn yêu cầu Thủ tướng từ chức. Cụ thể, ngày 23/6, tại Praha, khoảng 250.000 người đã bắt đầu cuộc biểu tình với khẩu hiệu vì sự độc lập của ngành tư pháp và phản đối Thủ tướng Babiš. Đây được cho là cuộc biểu tình lớn nhất kể từ sau “Cách mạng Nhung” năm 1989. Ngoài ra, tại Séc cũng xuất hiện biểu tình ở nhiều thành phố lớn của Séc từ đầu tháng 5/2019 đến nay nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Babiš từ chức. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, phong trào ANO của Thủ tướng Babis vẫn nhận được sự ủng hộ lớn hơn so với các đảng phái khác, nhất là của tầng lớp bình dân và người già.

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 32 - 33)