Quốc phòng An ninh

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 33 - 34)

Chính sách quốc phòng chung: Séc củng cố an ninh thông qua tăng chi tiêu quốc phòng. Séc muốn đóng vai trò tích cực trong Liên hợp quốc, EU, NATO và các tổ chức khác phù hợp với lợi ích Séc. Séc cam kết tăng dần ngân sách quốc phòng để đến năm 2021 chiếm 1,4% GDP. Trong NATO và EU, Séc thúc đẩy chiến lược nhằm tham gia nhiều hơn vào việc xử lý khủng hoảng di cư. Trong phạm vi Hợp tác Quốc phòng Trung Âu, Séc xây dựng các năng lực để giải quyết làn sóng di cư trên tuyến Balkan. Séc sẽ duy trì và tăng cường mối quan hệ liên quan đến quốc phòng truyền thống với Anh, nước có lực lương quân đội có ý nghĩa quan trọng đối với năng lực phòng thủ của EU, bất kể Brexit.

Về chống khủng bố: Séc hợp tác chặt chẽ và hiệu quả hơn với các đối tác cơ quan tình báo nước ngoài nhằm củng cố việc bảo vệ công dân Séc trước các cuộc tấn công khủng bố; xây dựng năng lực phòng thủ để chống lại các mối đe dọa, đặc biệt là các cuộc tấn công mạng, thúc đẩy sửa đổi Đạo luật Tình báo Quân sự. Trong các cộng đồng tình báo của NATO và EU, Séc hướng tới việc trao đổi thông tin hiệu quả hơn.

3.Kinh tế - Xã hội

Nền kinh tế Séc tiếp tục tăng trưởng và được xếp hạng 32 nền kinh tế cạnh tranh nhất thế giới. Theo Văn phòng Thống kê Séc (CSO) ngày 1/10/2019, tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế Séc đạt 0,7% trong quý III; 2,8% trong quý 2 và 2,7% trong quý I. Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 2019 (GCI), Séc được đánh giá là nền kinh tế cạnh tranh nhất ở Trung Âu và thứ 32 trên thế giới dựa trên 12 trụ cột như: thể chế, cơ sở hạ tầng, ứng dụng Công nghệ thông tin và truyền thông, ổn định kinh tế vĩ mô… hệ thống tài chính, quy mô thị trường, năng động trong kinh doanh và khả năng đổi mới.

Về xã hội, theo Báo cáo Phát triển bền vững năm 2019 do Liên hợp quốc cùng với Bertelsmann Stiftung và Mạng giải pháp phát triển bền vững (SDSN), Séc là quốc gia phát triển bền vững nhất ở Trung và Đông Âu. Các quốc gia trong báo cáo được đánh giá là phát triển bền vững phải dựa trên 17 tiêu chí chính, trong đó có xóa đói giảm nghèo, nền giáo dục chất lượng, cung cấp khả năng tiếp cận nguồn nước sạch và vệ sinh, thúc đẩy tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm.... Về tỷ lệ thất nghiệp, Séc vẫn duy trì được tỷ lệ thất

nghiệp thấp ở châu Âu với 2,7% (tháng 9/2019). Đối với nam giới, thất nghiệp là 1,7%, đối với nữ là 2,6%.

4.Đối ngoại

Chính sách ngoại giao thực dụng vẫn được chính quyền của Thủ tướng Andrej Babis duy trì để cân bằng quan hệ với các nước lớn (EU, Mỹ, Nga) vì lợi ích quốc gia.

Chính sách đối ngoại nổi bật nhất của Séc năm 2019 là hướng sang các nước châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á nhằm đa dạng hóa xuất khẩu và định hình chiến lược về thương mại. Đầu năm 2019, Thủ tướng Séc Andrej Babis có chuyến công du đến 3 nước Singapore, Thái Lan và Ấn Độ. Tháng 4/2019, Thủ tướng Séc đã hội đàm Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tại Praha, đón Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi (tháng 7/2019) và thăm Nhật Bản vào cuối tháng 10/2019. Hành động “hướng Đông” này nhằm giúp Séc đa dạng hóa xuất khẩu ngoài EU. Hiện Séc xuất khẩu hơn 85% sang các nước châu Âu, phần lớn trong số đó là các quốc gia thành viên EU.

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 33 - 34)