Kế hoạch hòa bình Trung Đông và những điều Trump đạt được

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 25 - 28)

Theo đài BBC, người Palestine thẳng thừng từ chối giải pháp Trung Đông của Donald Trump, vì cho rằng kế hoạch hòa bình này rất bất lợi cho họ. Kế hoạch trên công nhận và hợp pháp hóa các khu định cư Do Thái được xây dựng trên lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, được coi là bất hợp pháp theo luật pháp quốc tế - dù Israel luôn phản bác điều này. Kế hoạch cho Israel sáp nhập những vùng đất rộng lớn nhất của Palestine và trao cho Israel quyền hoàn toàn kiểm soát an ninh phía bờ Tây (West Bank) trong bất kỳ “quốc gia” nào trong tương lai. Đó là những nét chính, và không điều nào trong số này được người Palestine chấp nhận.

Trước khi công bố đề xuất này, ông Trump thậm chí còn gợi ý rằng, ông biết các nhà lãnh đạo Palestine sẽ không thích và sẽ từ chối những gì được đề nghị. Vậy tại sao ông lại công bố kế hoạch? Làm như thế sẽ giúp ích gì cho tổng thống Mỹ? Và tại sao phải công bố lúc này?

Trump ủng hộ Netanyahu

Các nhân vật đối lập của Israel đã không tránh né khi cho rằng, thời điểm đưa ra đề xuất này là nhằm giúp Benjamin Netanyahu trong cuộc tổng tuyển cử sẽ được tổ chức vào ngày 2/3 tới.

Thủ tướng Netanyahu hầu như không thể giấu nổi sự vui mừng tại cuộc họp báo khi đứng cạnh Tổng thống Trump, giữa khi đoàn tháp tùng ông Netanyahu cổ vũ cuồng nhiệt. Những nhượng bộ chưa từng có được mà kế hoạch hòa bình của Trump đưa ra cho Israel

là điều mà ông Netanyahu có thể rêu rao khi trở về nước, rằng đó là kết quả của mối quan hệ chặt chẽ và có ảnh hưởng của ông với Nhà Trắng.

Giới chức trong chính quyền Trump bác bỏ quan điểm cho rằng, kế hoạch được đưa ra vào thời điểm này để giúp ông Netanyahu, vạch ra thực tế là họ đã chờ đợi hai chu kỳ bầu cử không quyết định của Israel trước khi công bố kế hoạch Trung Đông.

Ai cũng thấy rằng Thủ tướng Israel hy vọng kế hoạch hòa bình này sẽ đánh lạc hướng dư luận ra khỏi các cáo buộc hối lộ, lừa đảo và vi phạm lòng tin mà ông đang đối mặt - những cáo buộc mà ông miêu tả là “tin giả” và một cuộc săn lùng phù thủy của phe cánh tả và bởi giới truyền thông. Điều đó, tất nhiên, giống với một điệp khúc quen thuộc của Tổng thống Trump liên quan đến cuộc điều tra hiện tại về hành vi của chính ông.

Các cáo buộc của cuộc luận tội về việc lạm dụng quyền lực một cách không chính trực để đạt lợi ích chính trị cá nhân; trì hoãn hàng trăm triệu USD viện trợ quân sự cho Ukraine đến khi Kiev mở cuộc điều tra về Joe Biden và con trai ông, Hunter.

Ông Trump có thể cũng hy vọng việc tiết lộ kế hoạch sẽ mang đến cho người Mỹ một hình ảnh tương phản về khả năng của ông với tư cách là một chính khách, đưa ra được một “thỏa thuận thế kỷ”.

Áp lực tại Mỹ

Người Mỹ theo Tin Lành da trắng là một nhóm cử tri ủng hộ ông Trump mạnh mẽ và đã bỏ phiếu cho ông vào năm 2016, với tỷ lệ khoảng 80%. Nhiều Kitô hữu Tin Lành tin rằng, Chúa đã hứa Đất Thánh cho người Do Thái và việc họ lại có quyền lực trên toàn lãnh thổ sẽ mang lại Sự Tái Lâm của Chúa Kitô. Nhưng điều đó không chỉ giúp định hình chính sách, bởi Tổng thống Trump muốn có được phiếu bầu của họ một lần nữa vào tháng 11/2020.

Ngoài ra còn có các nhà truyền giáo trong chính quyền Trump, như Phó Tổng thống Mike Pence và Ngoại trưởng Mike Pompeo, những người được cho là đang thúc đẩy sự hỗ trợ cho tham vọng bành trướng của Israel như được nêu chi tiết trong kế hoạch mới.

Tất cả những khát vọng đó đều làm mất đi ý niệm về việc hai quốc gia Palestine và Israel có chủ quyền bên cạnh nhau, như chính quyền Mỹ trước đây từng khẳng định rằng đó là những gì họ muốn.

Những người theo Tin Lành là nguồn ủng hộ tài chính khổng lồ cho chiến dịch tranh cử của ông Trump vào năm 2016. Tuy nhiên, còn có những nhóm người khác muốn thấy sự hỗ trợ của họ trong lần bầu cử trước được đền bù qua đề xuất này.

Aipac - nhóm vận động hành lang ủng hộ mạnh mẽ Israel - tán thành kế hoạch Trung Đông của ông Trump và nói rằng, họ đánh giá cao những nỗ lực của tổng thống.

Và trong số những người ở Phòng phía Đông của Nhà Trắng khi kế hoạch được tiết lộ là “megadonor” Sheldon Adelson. Tỷ phú sòng bạc này đã đóng góp hàng chục triệu USD cho ngân quỹ của đảng Cộng hòa và ước tính đã góp khoảng 20 triệu USD cho chiến dịch tranh cử của Trump vào năm 2016.

Sheldon Adelson hết sức ủng hộ động thái công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, thậm chí còn đề nghị giúp trả tiền cho một đại sứ quán mới của Mỹ ở đó. Ông ta reo hò cổ

vũ cho tổng thống khi chi tiết về đề xuất mới được đưa ra. Cho dù kế hoạch này và thời điểm công bố nhằm để ủng hộ ông Netanyahu, đánh lạc hướng những rắc rối của cuộc luận tội, chơi trò chính trị trong nước, hay nó thực sự bị thúc đẩy bởi ý thức hệ, thì kế hoạch cũng có những rủi ro rất lớn.

Kế hoạch này có thể được xem là một đề xuất cho phép Israel mở rộng sự chiếm đóng - vốn đã là nguồn khổ đau cho rất nhiều người. Điều đáng sợ là một đề xuất mang lại cho người Palestine rất ít hy vọng cũng chính là đề xuất củng cố những quan điểm cứng rắn trong khu vực.

BREXIT

"Đêm trước" của Brexit

TTXVN (Reuters, CNBC) - Anh rời Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 31/1 để bước vào một tương lai Brexit khó lường, một quyết định địa chính trị quan trọng bậc nhất từ khi Đế quốc Anh sụp đổ, một cú đánh thẳng vào những nỗ lực kéo dài suốt 70 năm để thúc đẩy sự thống nhất trên toàn châu Âu từ đống tro tàn của hai cuộc chiến tranh thế giới.

EU sẽ mất 15/% giá trị nền kinh tế, mất đi thành viên có ngân sách quân sự lớn nhất trong khối và cũng là nơi có trung tâm tài chính London. Cuộc chia ly này sẽ định hình số phận cũng như sự thịnh vượng của nước Anh trong suốt nhiều thế hệ tới. Bản thảo bài phát biểu của Thủ tướng Anh Boris Johnson có đoạn: “Đây là bình minh của một thời đại mới”. Ông không nói chi tiết về các kế hoạch hậu Brexit ngoại trừ những lời nói truyền cảm hứng.

Theo nhận định của Reuters, ngoại trừ ý nghĩa biểu tượng của việc Anh từ bỏ tư cách thành viên đã có suốt 47 năm qua, không nhiều thứ sẽ thay đổi từ nay cho tới cuối năm 2020, thời điểm Thủ tướng Johnson cam kết sẽ xúc tiến một thỏa thuận thương mại tự do quy mô với EU. Đối với những người ủng hộ, Brexit là một giấc mơ về “ngày độc lập” để Anh tìm cách thoát khỏi điều mà họ cho là một kế hoạch do Đức thao túng.

Brexit còn là phép thử đối với “sợi dây” gắn kết Vương quốc Anh: trong khi Anh và xứ Wales ủng hộ việc rời khỏi liên minh thì Scotland và Bắc Ireland lại muốn ở lại. Reuters bình luận: “Trong ngày Brexit, sẽ có những kẻ ăn mừng và những người rơi nước mắt. Nhưng cũng sẽ có rất nhiều người chẳng có cảm xúc gì”.

CNBC cũng đồng tình với quan điểm cho rằng mối quan hệ giữa Anh và EU sẽ không có nhiều thay đổi ngay sau thời điểm Brexit chính thức bắt đầu. Một bài viết được hãng tin này đăng tải có đoạn: “Điều đó có nghĩa là vào tuần tới, nếu người ta muốn bay từ London tới Milan hay vận chuyển các sản phẩm từ Pháp tới Vương quốc Anh thì mọi chuyện vẫn chẳng có gì khác so với những gì từng diễn ra trong vài năm qua. Anh chính thức không còn là thành viên của EU vào 11 giờ đêm, theo giờ London, và giai đoạn chuyển tiếp sẽ bắt đầu ngay sau đó. Nói một cách đơn giản, Vương quốc Anh vẫn sẽ phải tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của EU, không có quyền bỏ phiếu trong các cuộc họp,

nhưng sẽ được phép thúc đẩy các thỏa thuận thương mại mới với phần còn lại của thế giới. Đó ít nhất sẽ là những gì diễn ra tới cuối 2020”.

Thực tế giai đoạn chuyển tiếp sẽ cho phép các nhà đàm phán EU và Anh có thêm thời gian để định hình mối quan hệ trong tương lai, liên quan tới các thỏa thuận mới trong nhiều lĩnh vực như đánh bắt cá, an ninh, chia sẻ dữ liệu và thương mại hàng hóa-dịch vụ. Các số liệu được công bố hồi tháng 7/2019 cho thấy thương mại giữa 27 nước EU còn lại với Anh chiếm khoảng 5,2% kim ngạch thương mại khu vực năm 2018. Trong khi đó, kim ngạch thương mại của Anh với các nước khu vực chiếm tới hơn một nửa tổng kim ngạch thương mại của nước này trong cùng kỳ, một thực tế càng nhấn mạnh tới tầm quan trọng của các thỏa thuận thương mại mới đối với người Anh.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ chủ trì một cuộc họp nội các tại Sunderland, thành phố đầu tiên tuyên bố ủng hộ việc rời EU trong cuộc trưng cầu ý dân năm 2016. Những người ủng hộ Brexit dự kiến sẽ tổ chức một buổi lễ ăn mừng tại Quảng trường Quốc hội, trong khi một số những người phản đối Brexit nhiều khả năng cũng sẽ tham dự.

Quốc kỳ Anh tại tòa nhà của Hội đồng châu Âu tại Brussels sẽ được dỡ xuống vào lúc 7 giờ tối (theo giờ địa phương), tức 1800 GMT ngày 31/1, và sau đó treo cùng khu vực với quốc kỳ các nước ngoài EU. Nghị viện châu Âu dự kiến đặt một trong số các lá cờ Anh tại Nhà Lịch sử châu Âu, một viện bảo tàng nằm gần đó chuyên trưng bày các đồ vật liên quan tới lịch sử khối từ sau Cách mạng Pháp 1789. Các lãnh đạo EU cũng cam kết sẽ tìm giải pháp để phối hợp với Anh “trên tư cách đồng minh, đối tác và bè bạn”.

Sau những năm tranh cãi chính trị hậu trưng cầu ý dân về Brexit, ông Boris Johnson chiến thắng bầu cử hồi tháng 12/2019 khi giành được sự ủng hộ của nhiều cử tri vốn hậu thuẫn Công đảng đối lập với khẩu hiệu “hiện thực hóa Brexit”. Với thế đa số, nhà lãnh đạo Anh có nhiều tự do hơn hẳn mọi chính phủ Bảo thủ từ thời Margaret Thatcher trong việc thúc đẩy các mục tiêu. Tuy nhiên, Johnson cũng phải “kế thừa” một quốc gia nơi các tranh cãi về việc ra đi hay ở lại đã và đang chia rẽ dư luận tại nhiều thành phố, làng mạc, chia rẽ nhiều bạn hữu, gia đình và cũng là nơi người dân ngày càng hoài nghi các chính trị gia.

Dù muốn chào mừng Brexit song Thủ tướng Johnson có lẽ cũng cần phải lo ngại nguy cơ làm mếch lòng hàng triệu người từng ủng hộ việc ở lại liên minh, đặc biệt là các cử tri tại Scotland và Bắc Ireland. Các lực lượng dân tộc chủ nghĩa tại Scotland đang gây sức ép đòi hỏi tổ chức một cuộc bỏ phiếu về độc lập trong khu vực, trong khi Brexit là nhân tố khơi nguồn các cuộc thảo luận về tái thống nhất với Ireland tại Bắc Ireland.

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(38 trang)
w