Những động thái của Malaysia xung quanh vấn đề Biển Đông và quan hệ với Trung Quốc

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 36 - 37)

với Trung Quốc

Giới quan sát đã ít nhiều bất ngờ trước những động thái có vẻ “trái ngược nhau” của Malaysia trong vấn đề Biển Đông nói chung và quan hệ với Trung Quốc nói riêng.

Ngày 12/9/2019, Trung Quốc và Malaysia đã đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại song phương về vùng Biển Đông đang có tranh chấp giữa hai bên.

Nhìn từ góc độ của những nước thuộc “mặt trận” đấu tranh chủ quyền với Trung Quốc, động thái của Malaysia dường như là một “cơn gió nghịch”, trái với những tuyên bố trước đó của nước này về việc không chấp nhận đàm phán riêng lẻ với Trung Quốc trong vấn đề này và cam kết đứng chung chiến tuyến với các quốc gia ASEAN khác trong cuộc đấu tranh này.

Tuy nhiên, không lâu sau, ngày 12/12/2019, Malaysia, nước thường được xem là nằm ở tuyến sau trong cuộc đối đầu về chủ quyền tại Biển Đông trong số các quốc gia ASEAN với Trung Quốc, đã nộp hồ sơ yêu cầu công nhận Vùng thềm lục địa mở rộng bên ngoài khu vực 200 hải lý. Theo yêu sách mới, Malaysia muốn mở rộng thềm lục địa lên gần như gấp đôi so với yêu sách năm 1979. Khu vực thềm lục địa mới mà Malaysia yêu cầu vượt quá khỏi quần đảo Trường Sa, là một thách thức trực tiếp đối với tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Hơn nữa, Bộ trưởng Ngoại Malaysia ngày 20/12 đã công khai nói rằng, đòi hỏi chủ quyền của Bắc Kinh trên hầu như toàn bộ Biển Đông là một yêu sách "lố bịch”. Trước đó, hồi tháng 10/2019, vị Bộ trưởng này còn nỏi rằng Malaysia cần phải chuẩn bị cho những đụng độ quy mô trên Biển Đông.

Theo một số nhà phân tích, lý do chính đằng sau những động thái nói trên của Malaysia liên quan đến yếu tố thương mại. Malaysia muốn gia tăng áp lực với Trung Quốc để có thế mạnh trong các cuộc đàm phán về thương mại và có được nhiều nhân nhượng hơn từ phía Bắc Kinh trong lĩnh vực đầu tư phát triển, trợ giúp.

Không phải ngẫu nhiên mà Malaysia chọn thời điểm này để đưa ra yêu sách mới về thềm lục địa. Malaysia hiểu rõ tình thế của Trung Quốc, nước đang phải đối mặt với cuộc thương chiến quy mô lớn với siêu cường Mỹ, cũng như đang phải đau đầu với vấn đề Hong Kong. Malaysia cũng hiểu rất rõ về tầm quan trọng của sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, sáng kiến mà trong đó vị thế và vị trí địa lý của Malaysia có vai trò không thể bỏ qua, nếu không muốn nói là Trung Quốc phải có những nhân nhượng nhất định với Kuala Lumpur để đạt được mục đích của mình. Và đương nhiên, Malaysia cũng hiểu rõ tầm quan trọng trong quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư giữa nước này với Trung Quốc.

Điều đáng nói hơn là Kuala Lumpur, mà cụ thể hơn là Thủ tướng Mahathir, đã dám “chơi” trong ván bài lợi ích với Bắc Kinh. Các nhà phân tích cho rằng, với cách “chơi” này, ông Mahathir dường như đã không ít lần “gặt hái” thành quả.

Một phần của tài liệu BCA017 (Trang 36 - 37)