NB, “Tăng cường bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Tràng An”,

Một phần của tài liệu LMT_GREEN (Trang 27 - 30)

[http://baochinhphu.vn/Van-hoa/Tang-cuong-bao-ve-Di-san-Van-hoa-va-Thien-nhien-The-gioi-Trang- An/440148.vgp] (Truy cập ngày 16/10/2021).

lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ di sản thiên nhiên phù hợp với pháp luật quốc tế về di sản thế giới, đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.

Trước khi di sản thiên nhiên được quy định thành một nội dung riêng như trong Luật Bảo vệ môi trường 2020, các quy định về đối tượng là di sản thiên nhiên của Việt Nam được quy định tản mạn trong một số pháp luật chuyên ngành như Luật Đa dạng sinh học (khu bảo tồn đất ngập nước), Luật Lâm nghiệp (khu bảo tồn là rừng đặc dụng), Luật Thủy sản (khu bảo tồn biển), thậm chí còn được quy định trong pháp luật về di sản văn hóa (Luật Di sản văn hóa quy định di sản văn hóa còn bao gồm cả danh lam thắng cảnh là một đối tượng của di sản thiên nhiên). Do đó, chưa bao quát được toàn bộ tất cả các đối tượng là di sản thiên nhiên cần bảo vệ, đồng thời thiếu quy định về việc xác lập cũng như chế độ quản lý các di sản thiên nhiên này. Điều này tạo ra rào cản trong quá trình hội nhập và thực hiện Công ước di sản thế giới mà Việt Nam đã tham gia cũng như phát sinh nhiều vấn đề chưa được xử lý trong thực tiễn quản lý hiện nay.16 Cho nên, việc Luật Bảo vệ môi trường 2020 hiện đưa ra các quy định về tiêu chí xác lập di sản thiên nhiên dựa trên cơ sở các tiêu chí của quốc tế và thực tiễn điều kiện Việt Nam hiện nay; đồng thời, quy định việc điều tra, đánh giá, quản lý di sản thiên nhiên để bảo vệ, phát huy giá trị bền vững di sản thiên nhiên ở nước ta đã tác động rất tích cực đến công tác quản lý di sản thiên nhiên tại Việt Nam, tạo nền tảng cho các văn bản pháp lý khác quy định chi tiết hơn về nội dung này. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được, nhóm tác giả cũng nhận thấy một số hạn chế, bất cập trong việc quy định về quản lý di sản thiên nhiên hiện nay, mà sẽ được phân tích rõ hơn ở phần tiếp theo.

3.2. Hạn chế, bất cập

Hiện tại, việc xác định, phân loại và quản lý di sản thiên nhiên đã được các nhà làm luật chú trọng và quan tâm hơn, thể hiện ở việc Chính phủ đã quy định việc quản lý di sản thiên nhiên thành một mục riêng trong Luật Bảo vệ môi trường 16 Chi cục Bảo vệ môi trường, “Tổng hợp các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường số 27/2020/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 17/11/2020”, [https://stnmt.bacgiang.gov.vn/chi-tiet-tin-

tuc/-/asset_publisher/2sUbnxvMwEf6/content/tong-hop-cac-iem-moi-cua-luat-bao-ve-moi-truong-so-27- 2020-qh14-uoc-quoc-hoi-thong-qua-ngay-17-11-2020] (Truy cập ngày 16/10/2021).

2020. Điểm mới này so với Luật Bảo vệ môi trường 2014 đã cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ di sản thiên nhiên, khi các nhà làm luật nhận thấy rằng số lượng di sản thiên nhiên ở Việt Nam là rất lớn, góp phần quan trọng trong việc phát triển du lịch và trở thành điểm nổi bật thu hút không ít du khách quốc tế đến tham quan. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nhận thấy rằng ngoài quy định mới trên, hiện nay chưa có một văn bản pháp lý nào chuyên điều chỉnh việc quản lý và bảo vệ di sản thiên nhiên, đặc biệt là di sản thiên nhiên cấp quốc gia. Ngay cả Nghị định 109/2017/NĐ-CP cũng chỉ điều chỉnh việc quản lý đối với di sản thiên nhiên thế giới, vậy thì các đối tượng di sản thiên nhiên còn lại sẽ được quản lý như thế nào? Hiện nay, các quy định pháp luật để quản lý các di sản thiên nhiên riêng biệt chỉ được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành, chúng ta chưa có một văn bản cụ thể quy định rõ cách thức bảo vệ đối với từng loại di sản thiên nhiên khác nhau, trong khi đó, số lượng di sản thiên nhiên ở Việt Nam là tương đối nhiều. Các di sản thiên nhiên cũng là đối tượng đặc thù hơn so với các môi trường thiên nhiên thông thường, có ý nghĩa và vai trò quan trọng đối với đất nước, đặc biệt là trong việc phát triển du lịch. Chính những di sản văn hóa, thiên nhiên đã góp phần đưa hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, thu hút đông đảo khách tham quan.17 Cho nên, việc nhanh chóng đưa ra tập hợp những quy định cụ thể để quản lý từng loại di sản thiên nhiên khác nhau là vấn đề đáng được các nhà làm luật lưu tâm hiện nay.

Ngoài những bất cập trong việc ban hành các quy định về bảo vệ di sản thiên nhiên, việc áp dụng pháp luật hiện hành để bảo vệ di sản thiên nhiên vẫn chưa thật sự hiệu quả. Một trong những hạn chế hiện nay đó là việc bảo tồn hợp lý mà vẫn chưa đúng luật. Vì việc ban hành quy định pháp luật là một chuyện, khi áp dụng xuống từng di sản thiên nhiên đặc thù tại từng địa phương cụ thể lại là một vấn đề khác. Đối với thực tế tại từng địa phương hiện nay, chúng ta sẽ nhận thấy ngoài những vấn đề chung, công tác quản lý tại các khu di sản thiên nhiên thế giới tại Việt Nam còn những vướng mắc, bất cập không dễ giải quyết. Cụ thể như đối với Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới quần thể danh thắng Tràng An đã đề cập

17 Vietnam+, “Phát huy giá trị di sản văn hóa, tạo cơ hội phát triển du lịch”, [https://tuyengiao.vn/van-hoa-xa-hoi/van-hoa/phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-tao-co-hoi-phat-trien-du-lich-125393] (Truy cập ngày xa-hoi/van-hoa/phat-huy-gia-tri-di-san-van-hoa-tao-co-hoi-phat-trien-du-lich-125393] (Truy cập ngày 16/10/2021).

đến ở phần trên, khi người dân địa phương đưa ra nhiều ý kiến liên quan tới việc liệu họ có được sửa chữa, xây mới nhà cửa và các công trình khác cạnh quần thể danh thắng Tràng An hay không thì chính những nhà quản lý dường như cũng đang lúng túng trong việc cân bằng các vấn đề luật định với thực tiễn.18 Hơn nữa, người dân cho rằng, các quy định nghiêm ngặt được áp dụng trong vùng lõi của di sản tạo những trở ngại cho họ tiếp tục các hoạt động văn hóa và sinh hoạt truyền thống.

Bên cạnh đó, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng đối với các quy định pháp luật về trách nhiệm của từng đối tượng đối với quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản chưa thực sự đồng đều, vững chắc và có lợi cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản.19 Người dân địa phương vẫn còn quan niệm rằng việc của mình là khai thác di sản, việc bảo vệ di sản chủ yếu vẫn là những biện pháp hành chính của các cơ quan quản lý. Do đó, di tích bị khai thác nhiều gấp nhiều lần hoạt động đầu tư tu bổ. Du lịch kéo theo những mặt tiêu cực đối với di sản, những hiểm họa trực tiếp và tiềm năng, ô nhiễm môi trường tự nhiên và xã hội ở các di sản thiên nhiên và di sản văn hóa.

Về tổ chức bộ máy quản lý di sản, tuy mỗi di sản đã có một tổ chức quản lý riêng, song quy mô và cơ chế tổ chức của các cơ quan giữa các di sản còn chưa thống nhất. Đội ngũ cán bộ chuyên môn nghiệp vụ ở một số cơ quan quản lý di sản thế giới còn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.20 Sự thiếu đồng bộ trong

Một phần của tài liệu LMT_GREEN (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w