DI SẢN THẾ GIỚI 1 Công ước Di sản thế giới
39 “Cần thống nhất cơ chế quản lý di sản thế giới ở Việt Nam”, Báo Điện tử Tổ quốc của Bộ Văn hóa Thể
thao và Du lịch, [https://toquoc.vn/can-thong-nhat-co-che-quan-ly-di-san-the-gioi-o-viet-nam-
PHẦN KẾT LUẬN
Pháp luật về bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên là công cụ hữu hiệu giúp Nhà nước quản lý, bảo vệ các di sản thiên nhiên, đặc biệt là khi hoạt động của con người đang có xu hướng xâm hại, làm tổn thương đến môi trường. Các nội dung xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên đã được trình bày cụ thể qua 3 chương của đề tài nghiên cứu. Trong đó, nhóm đi từ cơ sở lý luận chung về pháp luật để làm tiền đề cho những phân tích, đánh giá ở các nội dung liên quan đến thực trạng quy định pháp luật và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Từ đây, nhóm nhận thấy rằng bên cạnh những kết quả đạt được, pháp luật Việt Nam hiện nay có những thiếu sót, hạn chế nhất định về quy định và các điều khoản hướng dẫn thi hành. Bên cạnh đó, những quy định rải rác chưa tập trung là rào cản rất lớn cho việc thực thi pháp luật trên thực tế. Đồng thời, trên cơ sở nghiên cứu Công ước về Bảo vệ Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới 1972 và thực tế áp dụng của Việt Nam, pháp luật vẫn còn những điểm cần có quy định hoàn thiện hơn.
Thông qua đề tài, nhóm tác giả mong muốn trong quá trình xây dựng pháp luật quốc gia cần có sự quan tâm nhiều hơn nữa cho vấn đề bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên. Cụ thể là có nhiều quy phạm pháp luật liên quan, định hướng quy hoạch bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên của quốc gia trong tương lai. Đồng thời, phù hợp với các quy định trên thế giới, đặc biệt là các công ước mà Việt Nam đã tham gia. Bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên không chỉ là trách nhiệm của riêng cá nhân mà phải là sự kết hợp đồng bộ, hài hòa giữa ý thức người dân chấp hành pháp luật với trách nhiệm quản lý của cơ quan chức năng; giữa quy định pháp luật với việc áp dụng trên thực tế phải mang lại kết quả thiết thực. Hệ thống pháp luật chặt chẽ hơn từ quy định cho đến chế tài sẽ góp phần quan trọng cho việc nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, từ đó phát huy tối đa giá trị của di sản thiên nhiên, hướng đến lợi ích chung, bền vững của cộng đồng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOA. Danh mục văn bản pháp luật A. Danh mục văn bản pháp luật
1. Luật Bảo vệ môi trường (số 72/2020/QH14) ngày 17 tháng 11 năm 2020 2. Luật Đa dạng sinh học (số 32/VBHN-VBQH) ngày 10 tháng 12 năm 2018 3. Luật Lâm nghiệp (số 16/2017/QH14) ngày 15 tháng 11 năm 2017
4. Luật Thủy sản (số 18/2017/QH14) ngày 21 tháng 11 năm 2017
5. Luật Di sản văn hóa (số 10/VBHN-VPQH) ngày 23 tháng 7 năm 2013
6. Nghị định số 109/2017/NĐ-CP Quy định về bảo vệ và quản lý Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới ở Việt Nam
7. Nghị định số 66/2019/NĐ-CP Quy định về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước
8. Nghị định số 26/2019/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản
9. Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của thế giới, thông qua vào ngày 16-11-1972, (có hiệu lực ngày 17/12/1975)