Ý NGHĨA QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “THA HÓA” ĐỐI VỚI VIỆC NHẬN DIỆN VÀ KHẮC PHỤC
3.1. Hiện tƣợng tha hóa trong đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam hiện nay nhìn từ quan niệm của C.Mác về “tha hóa”
hiện nay nhìn từ quan niệm của C.Mác về “tha hóa”
Để nhận diện được hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội hiện thực ở Việt Nam hiện nay từ quan niệm của C.Mác về “tha hóa”, theo chúng tôi, trước hết cần phải nhận diện được hiện tượng tha hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu trước đây, bởi trước đây, chúng ta đã chịu ảnh hưởng khá nhiều mô hình chủ nghĩa xã hội này và hiện nay, tàn dư của những ảnh hưởng đó vẫn còn, dẫu có thể là chỉ còn chút ít.
Trong quan niệm của C.Mác, xã hội xã hội chủ nghĩa là xã hội mà ở đó, vẫn còn những tàn dư của xã hội tư bản và do vậy, hiện tượng tha hóa trong chủ nghĩa xã hội trước hết là do tàn dư của xã hội tư bản tạo ra. Đó trước hết là sự tha hóa của lao động. Theo C.Mác, xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội là biện pháp tiên quyết, đóng vai trò quyết định để xóa bỏ hoàn toàn hiện tượng tha hóa lao động và qua đó, xóa bỏ các hình thức tha hóa khác nảy sinh ra do lao động bị tha hóa. Ngay từ những ngày đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, Liên Xô và các nước Đông Âu đã cố gắng thực hiện quan niệm này của C.Mác, song trên thực tiễn, hiện tượng tha hóa lao động vẫn tồn tại. Hiện tượng tha hóa lao động đó thể hiện ra ở sự tách rời giữa điều kiện lao động và kết quả lao động với bản thân người lao động. Với chủ trương xóa bỏ sở hữu tư nhân để tạo điều kiện cho mọi người đều có quyền lao động với tư cách người chủ sở hữu và khi đó, họ không còn bị cưỡng bức lao động, họ lao động cho bản thân mình và cho cả xã hội. Điều kiện lao động, tư liệu lao động đều thuộc về người lao động và nhờ đó, họ làm chủ hoạt động lao động và kết quả lao động
của mình. Lao động và thành quả lao động không thể trở thành sức mạnh xa lạ và thống trị người lao động như trong xã hội tư bản nữa. Nghĩa là, lao động không còn bị tha hóa trong chủ nghĩa xã hội. Song, trên thực tế, lao động vẫn bị tha hóa trong những điều kiện đó, khi sở hữu công cộng đã được thiết lập.
Chế độ sở hữu công cộng ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây đã được thiết lập dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và tập thể. Với sở hữu toàn dân, mọi tư liệu lao động trong xã hội là sở hữu của toàn dân, song trên thực tế nó chỉ là sở hữu nhà nước, do nhà nước quản lý và với phương thức quản lý, có thể nói, rất kém hiệu quả nên sản phẩm lao động cũng bị hạn chế. Và, một khi người lao động không còn là người chủ sở hữu tư liệu sản xuất, thì sản phẩm lao động làm ra cũng không còn thuộc về họ nữa, mà nó thuộc về nhà nước và một lực lượng “vô hình” nào đó. Với sở hữu tập thể, tư liệu lao động là sở hữu chung của tập thể, song với phương thức quản lý còn kém hiệu quả hơn, nếu trong nhiều trường hợp, nó đã trở thành sở hữu “không của ai” cả. Với hai hình thức sở hữu này, trong nhiều trường hợp, sản phẩm lao động làm ra lại thuộc về những kẻ lợi dụng chức quyền chiếm đoạt của công làm sở hữu riêng. Điều này khiến cho quyền sở hữu tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động đều bị tha hóa khỏi người “chủ sở hữu”. Không chỉ thế lao động bị tha hóa và đi cùng với nó là người lao động bị tha hóa do không phải là người “chủ sở hữu” thực sự cả lao động lẫn sản phẩm lao động của mình đã trở thành hiện tượng phổ biến ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây.
Qua đó, có thể khẳng định, hiện tượng tha hóa trong chủ nghĩa xã hội hiện thực là sự thật không thể bác bỏ. Sự tha hóa đó không phải do chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa tạo ra như trong chủ nghĩa tư bản, cũng không phải do chế độ sở hữu công cộng đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội trong chủ nghĩa xã hội hiện thực tạo ra, mà là, một phần, do chính thể chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp tạo nên; phần khác, do những sai lầm chủ quan của các chủ thể quan lý, trước hết là nhà nước, trong
việc thực hiện những biện pháp quá độ trong thời kỳ cải tạo xã hội ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện thực (Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây).
Trong quan niệm của C.Mác, chủ nghĩa xã hội là xã hội được hình thành với tiền đề tiên quyết là sự phát triển vượt bậc về lực lượng sản xuất, là lực lượng sản xuất đã phát triển đến trình độ xã hội hóa cao độ, đủ sức cho quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với nó ra đời. Thế nhưng, trong điều kiện kinh tế còn lạc hậu, lực lượng sản xuất chưa đạt đến trình độ phát triển chín muồi cho những quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp với nó ra đời và còn đang trong thời kỳ cải tạo xã hội chủ nghĩa, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây đã chủ trương nhanh chóng đạt đến mục tiêu của chủ nghĩa xã hội và do vậy, họ đã vội vàng tiến hành xóa bỏ triệt để chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thực hiện quốc hữu hóa toàn diện và phổ biến theo ý muốn chủ quan của mình. Việc làm này đã thể hiện rõ sự sai lầm của họ về phương diện lý luận. Trong quan niệm của C.Mác, việc xóa bỏ chế độ tư hữu và thiết lập chế độ công hữu là một quá trình lâu dài, với nhiều biện pháp và phương thức quá độ. Ngay trong tác phẩm Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844, khi cho rằng điều kiện để xóa bỏ hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội là xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, C.Mác đã chỉ rõ, việc xóa bỏ chế độ sở hữu này cần phải trải qua một quá trình rất khó khăn và lâu dài trong hiện thực. Và, C.Mác cũng đã đưa ra lời cảnh báo rằng, một khi vội vàng xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, bất chấp trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, của văn hóa và văn minh thì chỉ có thể đưa đến một thứ “chủ nghĩa cộng sản thô lỗ” mà thôi. Theo C.Mác cái gọi là chủ “nghĩa cộng sản thô lỗ” chỉ là sự hoàn thành “sự ghen ghét” với chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và “sự bình quân hóa” trong việc phân phối sản phẩm lao động, xuất phát từ quan niệm về một mức tối thiểu nào đó. Sự xóa bỏ chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa theo cách đó hoàn toàn không phải là sự chiếm hữu thật sự đối với tư liệu sản xuất của xã hội và đó cũng
“chính là từ sự phủ định một cách trừu tượng toàn bộ thế giới văn hóa và văn minh, từ việc quay trở về tính giản dị không tự nhiên của người nghèo và không có nhu cầu” và do vậy, nó không những không vượt lên trên trình độ của chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa và thậm chí, chưa đạt tới chế độ sở hữu đó [Xem: 75, tr. 165].
Từ quan niệm đó của C.Mác, chúng ta hoàn toàn có cơ sở để nói rằng, nguyên nhân tồn tại hiện tượng tha hóa trong chủ nghĩa xã hội không phải chỉ là do tàn dư của xã hội tư bản, trong đó có tàn dư của chế độ tư hữu, mà còn có nguyên nhân kinh tế - xã hội ngay trong lòng xã hội mới, xã hội mới “thoát thai” ra từ xã hội tư bản, - xã hội xã hội chủ nghĩa. Về phương diện khách quan, việc xây dựng chủ nghĩa xã hội với chế độ sở hữu công cộng và sự phát triển vượt bậc của lực lượng sản xuất là cơ sở để xóa bỏ tha hóa. Song, chủ nghĩa xã hội không phải là một “trạng thái” có sẵn, không phải là một “lý tưởng mà hiện thực phải tuân theo”, nó là một “phong trào hiện thực”, là một quá trình phát triển từ thấp đến cao nhằm thay đổi một cách thực tiễn trạng thái xã hội hiện tồn. Do vậy, việc xóa bỏ tha hóa cũng là một quá trình thực tiễn và do vậy, là lâu dài, chứ không thể ngay một lúc có thể xóa bỏ được. Quá trình xóa bỏ tha hóa đó không chỉ phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lương sản xuất, mà còn phụ thuộc vào trình độ phát triển của xã hội nói chung, trình độ phát triển của con người nói riêng. Chính vì vậy, việc còn tồn tại các hiện tượng tha hóa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội là điều khó tránh khỏi, nhất là đối với các nước tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội trên nền tảng kinh tế - xã hội còn thấp kém, mới ở trình độ tiền tư bản chủ nghĩa, hay còn rất lạc hậu ở trình độ “nửa thực dân, nửa phong kiến” như Việt Nam chúng ta.
Với Việt Nam chúng ta, hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội là một hiện thực cần phải được thừa nhận. Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến, nghĩa là từ một cơ sở kinh tế - xã hội hết sức thấp kém và lạc hậu. Đặc thù kinh tế - xã hội đó của xã hội Việt Nam
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội khiến cho những biểu hiện của hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội nước ta cũng mang những nét đặc thù so với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu trước đây. Về phương diện kinh tế, chúng ta bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, lại không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.Với xuất phát điểm là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, lực lượng sản xuất còn hết sức thấp kém, song chúng ta vẫn áp dụng một mô hình theo khuôn mẫu Xô Viết. Điều này rõ ràng là không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hôi của một nước nông nghiệp lạc hậu và do vậy mô hình Xô Viết đã không đem lại cho chúng ta những kết quả như mong đợi và cùng với đó là sự tồn tại của hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội như một hệ quả tất yếu. Khi cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội sau đại thắng mùa xuân năm 1975, ngay lập tức chúng ta đã tiến hành những biện pháp nhằm mục tiêu xóa bỏ cơ sở kinh tế tư bản tư nhân trong lĩnh vực công, thương nghiệp; còn trong lĩnh vực nông nghiệp, chúng ta chủ trương nhanh chóng hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp để xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân đối với ruộng đất.
Với những biện pháp và chủ trương đó, vào đầu những năm 80 của thế kỷ XX, chúng ta đã hầu như xóa bỏ hoàn toàn sở hữu tư nhân ở tất cả các lĩnh vực kinh tế. Và, đến giữa những năm 80, hợp tác hóa nông nghiệp đã được hoàn thành trên phạm vi cả nước. Sau 10 năm thực hiện đường lối phát triển đất nước theo những biện pháp và chủ trương mang tính áp đặt, chủ quan duy ý chí, cùng với những khó khăn khách quan khác, đất nước ta đã rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội cũng theo đó mà ngày càng trở nên đậm nét. Theo quan niệm của C.Mác, việc xóa bỏ sở hữu tư nhân và thiết lập chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất là tiền đề tiên quyết, đóng vai trò quyết định để xóa bỏ nguồn gốc của hiện tượng tha hóa lao động; và theo đó là xóa bỏ hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội. Thế nhưng, khi áp dụng quan niệm này của C.Mác vào
thực tiễn nước ta, chúng ta vẫn không thể xóa bỏ được không chỉ sự tha hóa điều kiện lao động và kết quả lao động, mà cả sự tha hóa trong đời sống xã hội. Tha hóa vẫn còn tồn tại phổ biến ở nước ta dưới nhiều hình thức. Vậy, nguyên nhân tại đâu.
Nguyên nhân là ở chỗ, sau khi hoàn thành hợp tác hoá nông nghiệp, người nông dân được tuyên bố là chủ nhân của ruộng đất, nhưng trong không ít trường hợp, họ lại nhìn mảnh ruộng trước đây vẫn thuộc về mình như một cái gì đó xa lạ và cùng với đó, hiện tượng không thiết tha với lao động, không muốn gắn bó với hợp tác xã đã trở thành phổ biến. Mô hình sản xuất hợp tác xã không chỉ không mang lại hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, mà còn không phát huy được tính sáng tạo của người nông dân, và cũng không khuyến khích họ gắn bó với ruộng đất. Sự xa lánh của người nông dân với mảnh ruộng của mình và thái độ làm ăn tắc trách, thiếu trách nhiệm trong việc khai thác tối đa hiệu quả từ ruộng đất - đó là bằng chứng rõ nhất nói lên tình trạng tha hoá của người nông dân khỏi ruộng đất với tư cách tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc về sở hữu tập thể.
Tương tự như vậy là tình cảnh của giai cấp công nhân Việt Nam. Sau quốc hữu hóa, tình trạng sản xuất công nghiệp cũng không có được sự tiến bộ vượt bậc, năng suất lao động không cao, đời sống của người công nhân không được cải thiện bao nhiêu, sáng kiến của họ không được phát huy. Điều đó đã không khuyến khích họ gia tăng năng suất lao động. Cùng với đó, thái độ của người công nhân đối với tư liệu sản xuất, với sản phẩm lao động trong các nhà máy, xí nghiệp nhà nước cũng vẫn là thái độ đối với một cái gì đó xa lạ, không phải là của mình. Người công nhân không quan tâm đúng mức đến năng suất, chất lượng, giá thành, hiệu quả lao động. Hiện tượng lãng phí thời gian, hoang phí các nguồn tài lực, vật lực trong xây dựng và vận hành các nhà máy, xí nghiệp nhà nước trở thành khá phổ biến. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến hiện tượng đó là do tất cả mọi chỉ tiêu hoạt động của nhà máy, xí nghiệp nhà nước, từ vốn, vật tư, nguyên liệu được cấp phát, số lượng, chất lượng, mẫu
mã sản phẩm đến giá cả sản phẩm... đều do Nhà nước quyết định và được dội từ Trung ương xuống. Cách thức quản lý theo lối hành chính mệnh lệnh, quan liêu, bao cấp đó đã triệt tiêu mọi động lực sản xuất của người công nhân, triệt tiêu tính tích cực, năng lực sáng tạo trong lao động sản xuất của họ, khiến họ trở thành người thiếu trách nhiệm và tỏ rõ thái độ thờ ơ, thậm chí là vô cảm trước sự làm ăn thua lỗ của nhà máy, xí nghiệp nơi mình làm việc và không còn muốn gắn bó với nó. Đó là bằng chứng rõ nhất nói lên tình trạng tha hóa của người công nhân khỏi tư liệu sản xuất thuộc về sở hữu nhà nước.
Như vậy, có thể nói, nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa lao động ở nước ta trong thời kỳ trước đổi mới là do người lao động đối xử với tư liệu sản xuất vốn được tuyên bố là sở hữu của mình như là tư liệu sản xuất của ai đó chứ không phải tư liệu sản xuất của chính mình và do vậy, đối với họ, tư liệu sản xuất vốn thuộc về sở hữu của mình đã trở nên xa lạ. Người lao động không còn là người chủ thực sự đối với tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân cũng