Vấn đề khắc phục tha hóa trong đời sống kinh tế ở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Quan niệm của C.Mác về Tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Trang 88 - 100)

Ý NGHĨA QUAN NIỆM CỦA C.MÁC VỀ “THA HÓA” ĐỐI VỚI VIỆC NHẬN DIỆN VÀ KHẮC PHỤC

3.2. Vấn đề khắc phục tha hóa trong đời sống kinh tế ở Việt Nam hiện nay

cho việc xóa bỏ ngay hiện tượng tha hóa, trước hết là sự tha hóa trong đời sống kinh tế. Hiện tượng tha hóa trong đời sống xã hội nước ta hiện nay có những biểu hiện đặc thù không hoàn toàn giống như những gì C.Mác đã phân tích trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Những hiện tượng tha hóa đó là hệ quả khó tránh khỏi trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, khi mà trong đời sống xã hội nước ta vẫn còn có sự tồn tại đan xen giữa cái cũ và cái mới, khi mà thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vẫn chưa được hình thành một cách đầy đủ, sự phát triển kinh tế - xã hội còn chưa bền vững. Việc kiên định định hướng xã hội chủ nghĩa cho sự phát triển đất nước là điều kiện cần thiết để chúng ta tiến tới xóa bỏ tha hóa. Tuy nhiên, tiền đề này đòi chúng ta phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu để trước hết là khắc phục tha hóa nhằm thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa và sau đó, xóa bỏ hoàn toàn mọi sự tha hóa khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội như C.Mác đã khẳng định.

3.2. Vấn đề khắc phục tha hóa trong đời sống kinh tế ở Việt Nam hiện nay hiện nay

Xã hội Việt Nam hiện nay là xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đó là một xã hội quá độ với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

nghĩa đang trong quá trình xây dựng. Đó là nền kinh tế với nhiều thành phần kinh tế được hình thành trên cơ sở đan xen lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu, trong đó có sở hữu tư nhân và cả sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chính vì vậy, trong xã hội Việt Nam hiện nay vẫn còn có sự tồn tại của những hiện tượng xã hội trái với bản chất của xã hội tương lai - xã hội xã hội chủ nghĩa. Đó là điều không thể tránh khỏi trong một xã hội đang ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Với những hiện tượng này, với sự tồn tại của sở hữu tư nhân thì sự tồn tại của tha hóa là một tất yếu khách quan. Và, cũng do vậy, việc khắc phục sự tha hóa này không hề đơn giản, không thể một sớm một chiều. Xuất phát từ thực trạng, từ những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tha hóa lao động ở nước ta hiện nay như đã phân tích ở trên, trong khuân khổ luận văn này, tác giả xin phép chỉ tập trung đề cập đến giải pháp mang tính định hướng trong lĩnh vực kinh tế.

Ở thời kỳ trước đổi mới, việc thực hiện mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, chúng ta đã không thể khắc phục được hiện tượng tha hóa lạo động và những hiện tượng tha hóa khác phát sinh từ lao động bị tha hóa. Với đường lối đổi mới, khi chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã tạo ra một bước chuyển biến mạnh mẽ trong đời sống kinh tế với những thành tựu kinh tế rất đáng tự hào. Nhưng mặt khác, chúng ta cũng đã không lường hết sự phức tạp và những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường. Chính vì vậy, để khắc phục những hiện tượng tha hóa lao động ở nước ta hiện nay, trước hết chúng ta cần phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cơ chế thị trường, đồng thời xóa bỏ hoàn toàn những tàn dư của cơ chế kinh tế cũ. Cùng với đó, chúng ta còn phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội mà tại Đại hội XI, Đảng ta đã xác định là một trong tám mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Để thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội với mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” thì kinh tế thị trường nhất thiết phải có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm đổi mới vừa qua, ngoài nguyên nhân khách quan của một nền kinh tế thị trường còn sơ khai lại bị níu kéo bởi cơ chế quản lý cũ vốn đã trở thành lối mòn, tình trạng tha hóa trong đời sống kinh tế cũng như ở các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội nước ta còn có phần nguyên nhân do hiệu quả quản lý yếu kém của nhà nước. Không ít lĩnh vực Nhà nước còn buông lỏng quản lý, thiếu kiểm soát hoặc chưa thực sự có khả năng kiểm soát sự vận động của chúng. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao hơn nữa vai trò quản lý, điều hành của nhà nước nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa cho nền kinh tế nước ta và qua đó, khắc phục sự tha hóa của kinh tế thị trường càng trở nên cấp bách.

Làm thế nào để nâng cao vai trò của Nhà nước, để Nhà nước điều hành và quản lý nền kinh tế đất nước vận hành và phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa với tính hiệu quả ngày càng cao? Đây là vấn đề không đơn giản. Bởi lẽ, vai trò quản lý, điều hành nền kinh tế của Nhà nước đã được hình thành và vận hành từ thời kỳ trước đổi mới, xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp và quan điểm về chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nay chuyển sang điều hành và quản lý nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường nên có thể nói, rất nhiều vấn đề, cả lý luận lẫn thực tiễn quản lý đối với Nhà nước ta còn hết sức mới mẻ.

Để nâng cao vai trò quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước ta, theo chúng tôi, trước hết, với tư cách là tổ chức thể hiện và thực thi ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân dân, Nhà nước ta phải được xây dựng thành một tổ chức có đủ quyền lực và đủ khả năng định ra luật pháp và tổ chức, quản lý mọi hoạt động kinh tế bằng pháp luật. Nghĩa là phải xây dựng Nhà nước ta thành một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với đúng nghĩa của nó. Theo đó, tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, trước hết là của cơ quan hành chính

nhà nước cần phải được điều chỉnh theo yêu cầu của quá trình chuyển từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp, sang quản lý nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường. Cùng với đó, chúng ta phải khắc phục triệt để tình trạng bộ máy hành chính nhiều tầng, nấc khiến cho việc quản lý quá trình phát triển kinh tế chưa thật nhanh, nhạy và có hiệu quả. Đồng thời, phải xóa bỏ triệt để tình trạng quan liêu, cửa quyền, nhũng nhiễu của một bộ phận cán bộ, công chức nhà nước, bởi nếu tình trạng này không được xóa bỏ triệt để, chúng ta sẽ không thể khắc phục được tình trạng tha hóa quyền lực và từ đó, khắc phục tha hóa trong đời sống kinh tế đất nước, trước hết là tình trạng lao động bị tha hóa.

Để khắc phục hiện tượng tha hóa trong đời sống kinh tế nước ta hiện nay, chúng ta còn phải khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực do sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường gây ra, khi mà sở hữu tư nhân này vẫn được phép tồn tại lâu dài và bình đẳng với các hình thức sở hữu khác trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, ở các thành phần kinh tế, như kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Như chúng ta đều biết, đặc trưng cơ bản nhất của nền kinh tế thị trường là sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, đa dạng các hình thức doanh nghiệp trong điều kiện phân công lao động xã hội ngày càng phát triển. Chúng ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản với tư cách một chế độ xã hội và do vậy, nền kinh tế thị trường mà chúng ta vận hành để thực hiện sự quá độ này là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và đó cũng chính là nền kinh tế quá độ. Trong nền kinh tế này cũng có sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, nhiều loại hình doanh nghiệp và vận động theo cơ chế thị trường. Tính chất định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế này là do thành phần kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, chi phối, định hướng hoạt động của cả nền kinh tế, cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc cho sự phát triển của cả nền kinh tế do nhà nước quản lý, điều tiết. Vai trò quản lý, điều

tiết của nhà nước đối với nền kinh tế này, như đã phân tích ở trên, là hết sức quan trọng. Một khi vai trò quản lý, điều tiết của nhà nước bị buông lỏng, các hình thức sở hữu tư nhân trong các thành phần kinh tế tư nhân, tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có dịp phát huy ảnh hưởng của nó và khi đó, việc sử dụng lao động và bóc lột lao động làm thuê để chiếm đoạt giá trị thặng dư của chúng sẽ trở nên phổ biến và đem lại cho các thành phần kinh tế này vai trò chủ đạo, chi phối cả nền kinh tế. Một khi điều đó xảy ra, khi các doanh nghiệp, thành phần kinh tế chi phối nền kinh tế là các doanh nghiệp tư bản và thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa, thì không những chúng ta không thể giữ vững được định hướng xã hội chủ nghĩa, mà còn có thể khiến cho nền kinh tế đất nước trở thành nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Và, đương nhiên, trong nền kinh tế này, hiện tượng tha hóa trong đời sống kinh tế, trước hết là sự tha hóa của lao động và kết quả lao động sẽ trở nên phổ biến và rất khó khắc phục được nó.

Do vậy, để khắc phục hiện tượng tha hóa trong đời sống kinh tế ở một nền kinh tế quá độ như nền kinh tế nước ta hiện nay, vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước phải hướng đến sự phát triển các loại hình sở hữu tập thể và các doanh nghiệp tập thể, sở hữu nhà nước và doanh nghiệp nhà nước, sở hữu hỗn hợp và doanh nghiệp hỗn hợp, doanh nghiệp cổ phần, để các hình thức sở hữu và doanh nghiệp này, như C.Mác đã nói, thực hiện sự phủ định đối với sở hữu tư nhân và đối với tính chất tư bản tư nhân của cả nền kinh tế.

Để khắc phục hiện tượng tha hóa trong đời sống kinh tế ở một nền kinh tế quá độ như nước ta hiện nay, nhất là khắc phục sự tha hóa kết quả lao động, cùng với việc điều tiết, quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, sử dụng cơ chế thị trường, áp dụng các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý của kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy mặt tích cực, hạn chế và khắc phục mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, của các hình thức sở hữu tư nhân và các thành phần

kinh tế tư nhân, chúng ta còn phải thực hiện một chế độ phân phối, có thể nói, là chế độ phân phối quá độ. Chế độ phân phối quá độ này có một sự khác biệt nhỏ so với chế độ phân phối theo lao động mà C.Mác đã đưa ra trong “Phê phán cương lĩnh Gôta”. Đó là chế độ phân phối, như chúng ta đã xác định: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế, đồng thời phân phối theo mức đóng góp vốn và các nguồn lực khác vào sản xuất, kinh doanh và thông qua phúc lợi xã hội” [22, tr. 88].

Với chế độ phân phối này, tiền lương phải được coi là giá cả sức lao động, được hình thành theo quy luật thị trường, dựa trên cung - cầu về sức lao động, chất lượng, cường độ lao động và sức cạnh tranh về việc làm. Để thực hiện được yêu cầu này, trước hết chúng ta phải nghiên cứu đổi mới căn bản chế độ tiền lương gắn với xây dựng và từng bước hoàn thiện thị trường lao động, bao gồm cả thị trường nhân lực quản trị kinh doanh, thay đổi căn bản phương thức tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ quản lý doanh nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, kết quả kinh tế, theo mức đóng góp vốn và thông qua phúc lợi xã hội để khắc phục hiện tượng tha hóa kết quả lao động trong một nền kinh tế quá độ như nước ta hiện nay, nền kinh tế mà ở đó, bộ phận dân cư nghèo đói còn khá cao, chúng ta còn cần phải chú trọng thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, nhất là thực hiện xóa đói, giảm nghèo bền vững để bộ phận dân cư này có điều kiện vươn lên làm giàu cho bản thân mình và cho đất nước.

Cùng với việc thực hiện chính sách xóa đói, giảm nghèo, chúng ta cũng cần đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thiện hệ thống an ninh xã hội. Trước mắt, chúng ta cần tiếp tục sửa đổi hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ giúp và cứu trợ xã hội đa dạng, linh hoạt có khả năng bảo vệ, giúp đỡ mọi thành viên trong xã hội, nhất là các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương, vượt qua khó khăn hoặc những rủi ro trong cuộc sống.

Trong một nền kinh tế quá độ như nước ta hiện nay, khi mà cơ chế thị trường đang vận hành với cả những yếu tố tích cực lẫn những yếu tố tiêu cực của nó, để khắc phục hiện tượng tha hóa trong đời sống kinh tế đất nước, chúng ta còn phải giải quyết tốt sự kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, tạo ra bước chuyển mạnh mẽ trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đẩy lùi tiêu cực, bất công và các tệ nạn xã hội. Bởi lẽ, mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững, giải phóng năng lực sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không chỉ là phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật mới, mà còn là giải quyết các vấn đề xã hội, từ công bằng việc làm đến đời sống vật chất và văn hóa, bồi dưỡng sức dân, xây dựng các quan hệ xã hội tốt đẹp, lối sống lành mạnh, thực hiện công bằng xã hội, với ý thức người lao động là lực lượng sản xuất lớn nhất, là chủ thể của xã hội.

Để giải quyết tốt sự kết hợp hài hòa này, trước hết chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống chính sách xã hội cơ bản, lâu dài, bao trùm mọi mặt của cuộc sống con người, từ điều kiện lao động và sinh hoạt đến giáo dục và văn hóa, quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp, quan hệ dân tộc, … Một chính sách xã hội đúng đắn trước hết phải là chính sách xã hội vì hạnh phúc con người và khi được thực hiện trong thực tiễn, nó phải trở thành động lực to lớn phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu

Một phần của tài liệu Quan niệm của C.Mác về Tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Trang 88 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)