Quan niệm của C.Mác về tồn tại ngƣời và sự tha hóa bản chất ngƣờ

Một phần của tài liệu Quan niệm của C.Mác về Tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Trang 47 - 57)

“BẢN THẢO KINH TẾ TRIẾT HỌC NĂM 1844”

2.2.Quan niệm của C.Mác về tồn tại ngƣời và sự tha hóa bản chất ngƣờ

chất ngƣời

Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 là tác phẩm đánh dấu bước chuyển quan trọng của triết học Mác, chủ nghĩa Mác sang lập trường duy vật chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Và, cái làm nên bước chuyển quan trọng đó không chỉ là những luận điểm, quan điểm, tư tưởng mới được hình thành ở C.Mác về kinh tế chính trị học, mà còn là những luận điểm, quan điểm, tư tưởng của ông về triết học và chủ nghĩa xã hội khoa học. Chính vì vậy mà tác phẩm này đã được thừa nhận là tác phẩm đầu tiên đề cập đến cả ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác. Khẳng định giá trị khoa học này, vị trí quan trọng và vai trò cột mốc ghi nhận bước chuyển này của C.Mác về thế giới quan, về lập trường chính trị, chúng ta không thể không nhắc tới quan niệm độc đáo của ông về tồn tại người - quan niệm được hình thành trên cơ sở phê phán một cách có luận cứ khoa học quan điểm của Ph.Hêghen và L.Phoiơbắc về vấn đề này.

Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 không phải là tác phẩm đầu tiên C.Mác trình bày quan niệm của ông về tồn tại người. Trước đó, trong Lời nói đầu của Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen, C. Mác đã đưa ra quan niệm về tồn tại người khi khẳng định còn người là một thực thể sinh học - xã hội. Phê phán quan niệm của tôn giáo về tồn tại người với tư cách “một tồn tại siêu nhân”, tồn tại ngoài con người và trên con người “trong tính hiện thực ảo tưởng” của con người ở thế giới bên kia, C.Mác chỉ rõ: “Con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội”. Rằng, “gốc rễ của con người chính là bản thân con người”, “người là sinh vật tối cao đối với con người”, “bản thân con người là bản chất tối cao của con người” [60, tr.569, 580-581, 589].

Phát triển quan niệm này, trong Bản thảo kinh tế triết học năm 1844,

người trong thế giới, C.Mác cho rằng, những khái niệm trừu tượng, tư biện, những “ý niệm tuyệt đối” chẳng qua chỉ là sự xuyên tạc mang tính tư tưởng hệ bản chất thực sự của con người. Rằng, để tìm ra bản chất đích thực của con người và nhận thức đúng đắn đời sống hiện thực của con người, người ta không cần đến những khái niệm trừu tượng, tư biện ấy, mà cần phải nghiên cứu một cách cụ thể đời sống sinh hoạt hiện thực của con người và chỉ bằng cách này mới có thể lý giải được sự tồn tại của con người trong thế giới. Không đặt thành vấn đề cấp bách việc xem xét những lập luận trừu tượng, tư biện về đời sống sinh hoạt của con người có nội dung khách quan hay không, C.Mác cho rằng, bản thân đời sống sinh hoạt của con người vốn đã mang tính hiện thực, hoạt động cơ bản của con người là hoạt động sản xuất vật chất của những cá nhân nắm quyền làm chủ các lực lượng sản xuất nhất định, hoạt động trong khuôn khổ của những quan hệ giao tiếp - quan hệ sản xuất nhất định. Các khái niệm, dẫu có là những khái niệm trừu tượng, tư biện, thì theo C.Mác, chúng cũng vẫn chỉ là những khái niệm phản ánh đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, phản ánh hoạt động sản xuất vật chất của con người và tất yếu, chúng phải mang tính khách quan, mang tính hiện thực. Do vậy, khi xem xét con người và sự tồn tại của nó trong thế giới, cần phải chấm dứt những bàn luận chung chung, trừu tượng về con người, phải xuất phát từ chính con người với tư cách “cá nhân kinh nghiệm”, từ những cá nhân mà trong đời sống sinh hoạt, trong mọi hoạt động của họ đều luôn dựa vào những tiền đề hiện thực và trong những điều kiện thực tiễn xác định.

Với quan niệm đó, C.Mác cho rằng, giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại một cách hiện thực đối với con người và là đối tượng cho hoạt động của con người, song trong mọi hoạt động của mình, con người bao giờ cũng xuất phát từ những nhu cầu của bản thân mình và đây chính là cái tạo nên tính đặc thù cho sự vận động lịch sử của đời sống sinh hoạt hiện thực của con người, cũng như cho việc nhận thức sự vận động ấy. Và, khi phân tích đời sống sinh hoạt hiện thực của con người trong xã hội tư bản trên cơ sở xem xét xã hội này với

tư cách một hệ thống xã hội đặc thù, được đặc trưng bởi một sự phát triển nhất định của lực lượng sản xuất và của các quan hệ giao tiếp - quan hệ sản xuất - tương ứng, C.Mác đã phát hiện ra những đặc trưng phổ biến trong đời sống sinh hoạt xã hội của con người. Trong xã hội tư bản, những đặc trưng phổ biến ấy, theo C.Mác, đã đạt tới trình độ phát triển cao và nhờ vậy, cơ sở hiện thực của tồn tại người đã trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, do khi đó, ở C.Mác vẫn chưa có được những nhận thức đầy đủ, sâu sắc về xã hội tư bản với tư cách một phương thức sản xuất đặc thù, khi sự phân tích một cách lịch sử - cụ thể về xã hội tư bản ở ông vẫn đang còn chịu ảnh hưởng của quan niệm nhân bản - trừu tượng trong triết học Phoiơbắc, nên trong quan niệm của ông về tồn tại người, chúng ta vẫn thấy có sự trừu tượng ở một mức độ nhất định.

Xem xét tồn tại người bằng việc xác định tiền đề đầu tiên cho mọi sự tồn tại của con người và do đó, cũng là tiền đề đầu tiên của lịch sử nhân loại là con người phải có khả năng sống rồi mới có thể “làm ra lịch sử”, mà để sống được, trước hết con người phải sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt cần thiết cho mình bằng cách tác động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên đó, C.Mác cho rằng, đặc tính hiện thực của con người hay con người tồn tại hiện thực, tồn tại một cách khách quan chính là con người tồn tại trong hoạt động thực tiễn của nó. Và, do vậy, theo C.Mác, tính hiện thực của bản chất con người cũng được thể hiện trước hết ở chỗ, con người tồn tại thực, hiển nhiên, cảm tính - con người tồn tại trong tự nhiên, gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, giới tự nhiên là thân thể vô cơ của con người. C.Mác viết: “Con người là một sinh vật có tính loài,... Con người đối xử với bản thân mình như với một loài hiện đang sống, ... như với một thực thể phổ biến và do đó là một thực thể tự do”. Rằng, “về mặt thể xác thì ở con người cũng như ở con vật, đời sống có tính loài là ở chỗ con người (cũng như con vật) sống bằng giới tự nhiên vô cơ”, “giới tự nhiên là tư liệu sinh sống trực tiếp đối với con người,..., là vật liệu, đối tượng và công cụ của hoạt động sinh sống của con người”. Giới tự nhiên với tư cách đó “là thân thể vô cơ của con người”, thân thể mà với nó, “con người phải ở lại trong quá trình thường xuyên

giao tiếp để tồn tại”. Cả đời sống thể xác lẫn đời sống tinh thần của con người đều gắn liền với giới tự nhiên đó. Và, điều đó chẳng qua chỉ có nghĩa là giới tự nhiên gắn liền với bản thân giới tự nhiên, vì con người là một bộ phận của giới tự nhiên” [75, tr.134 -135].

Như vậy, rõ ràng là, trong quan niệm của C.Mác, sự tồn tại của con người bao giờ cũng gắn liền với những điều kiện tự nhiên nhất định, và hơn thế nữa, con người tồn tại với tư cách một bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên, con người là một bộ phận của giới tự nhiên, “thực vật, động vật, đá, không khí, ánh sáng”, v.v. cũng là “một bộ phận của ý thức con người,..., là giới tự nhiên tinh thần vô cơ của con người” [75, tr.135]. Rằng, sự tồn tại của con người trong tự nhiên là tồn tại hiện thực, tồn tại với phương thức đặc thù của nó. Phương thức hoạt động sống - hoạt động để tồn tại - của con người hoàn toàn khác với phương thức hoạt động sinh tồn của con vật. Hoạt động sinh tồn của con vật hoàn toàn mang tính bản năng và trước hết là hoạt động vì miếng ăn, vì sự bảo tồn nòi giống, hay cao hơn là bảo vệ lãnh thổ kiếm sống. Hoạt động sinh tồn của con vật chỉ là hoạt động vì sự tồn tại trực tiếp của nó, của giống nòi của nó. Còn hoạt động sinh tồn của con người thì khác hẳn. Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động của một “sinh vật có tính loài có ý thức”, là hoạt động bản chất của con người hoạt động sản xuất vật chất. Trong hoạt động sinh tồn của mình, “con vật chỉ sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên; sản phẩm của con vật trực tiếp gắn với cơ thể thể xác của nó, còn con người thì đối diện một cách tự do với sản phẩm của mình” [75, tr.137]. Hơn thế nữa, việc tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên của con người không chỉ nhằm giải quyết những nhu cầu vật chất, mà còn vì những nhu cầu tinh thần. Về điểm này, C.Mác chỉ rõ, con vật đồng nhất một cách trực tiếp với hoạt động sinh sống của nó; nó không tự phân biệt với hoạt động sinh sống ấy của nó; “nó là hoạt động sinh sống ấy.

Còn “con người thì làm cho bản thân hoạt động sinh sống của mình trở thành đối tượng của ý chí và của ý thức của mình”. Và, do vậy, “hoạt động sinh

sống của con người là hoạt động sinh sống có ý thức”, là “hoạt động tự do”. Bản thân hoạt động sản xuất vật chất, “bản thân hoạt động sinh sống, bản thân

đời sống sản xuất” của con người “chỉ là một phương tiện” mà nó sử dụng để thoả mãn “nhu cầu duy trì sự sinh tồn thể xác” của mình. Song, đời sống sản xuất ấy của con người là “đời sống có tính chất loài”, “đời sống đẻ ra đời sống” nên tính chất của hoạt động sinh sống của con người “bao hàm toàn bộ tính chất của một chủng nhất định, tính loài của nó” và do vậy, “hoạt động tự do, có ý thức chính là tính chất loài của con người” [75, tr.136].

Hoạt động sinh tồn của con người là hoạt động mang bản chất người, hoạt động của một “sinh vật có tính loài có ý thức”. Song, sự tồn tại của con người, theo C.Mác, bắt nguồn không phải từ tinh thần, từ “ý niệm tuyệt đối”, không phải từ sự vận động của ý thức. Sự tồn tại của con người là sự tồn tại mang tính chất tự nhiên, vật chất - cảm tính. Khi khẳng định con người là một thực thể tự nhiên đặc thù, một “sinh vật có tính loài có ý thức”, tồn tại một cách tự nhiên trong mối liên hệ và tác động qua lại với các thực thề, vật thể tự nhiên khác, C.Mác cũng cho rằng, những sức mạnh bản chất và khát vọng đặc trưng cho con người với tư cách thực thể tự nhiên tích cực, về thực chất, là những sức mạnh tự nhiên. C.Mác viết: “Con người trực tiếp là thực thể tự nhiên. Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt, nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống,

nó là thực thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu; và mặt khác, với tính cách là thực thể tự nhiên, nhục thể, cảm tính, có tính đối tượng, nó giống như động vật và thực vật, là thực thể đau khổ, bị quy định và bị hạn chế, nghĩa là những đối tượng của năng khiếu của nó tồn tại bên ngoài nó như những đối tượng không phụ thuộc vào nó; nhưng những đối tượng ấy là những đối tượng của nhu cầu của nó; đó là những đối tượng cần thiết, căn bản để thể hiện và khẳng định những lực lượng bản chất của nó. Con người là thực thể nhục thể, có những lực lượng tự nhiên, sinh động, hiện thực, cảm

tính, có tính đối tượng, điều đó có nghĩa là con người có những đối tượng hiện thực, cảm tính làm đối tượng của bản chất của mình, của biểu hiện đời sống của mình, hoặc con người chỉ có thể biểu hiện đời sống của mình dựa trên những đối tượng hiện thực, cảm tính” [75, tr.232].

Điều đó cho thấy, mặc dù ở C.Mác khi đó, quan niệm duy vật về lịch sử chưa được hình thành một cách đầy đủ, song từ lập trường duy vật, ông đã phát hiện ra tính khách quan trong đời sống sinh hoạt của con người, tính khách quan trong các hình thức vận động của đời sống con người, tính khách quan của thực tại con người, của tồn tại người. Và, từ đó, C.Mác đã đi đến quan niệm coi con người và đời sống xã hội của con người là các hình thức tồn tại vật chất - tự nhiên.

L.Phoiơbắc coi con người là một thực thể tự nhiên đặc biệt và tính đặc thù ấy của tồn tại người là ở chỗ, con người là một thực thể có tính loài, có khả năng hiểu được loài của mình và có quan hệ với bản thân mình như với loài của mình và qua đó, đạt tới tính loài của các thực thể khác. Còn C.Mác thì cho rằng, “con người không chỉ là một thực thể tự nhiên, nó là thực thể tự nhiên có tính chất người nghĩa là thực thể tồn tại cho bản thân mình và do đó, là thực thể loài. Nó phải biểu hiện và tự khẳng định như là thực thể loài trong tồn tại của nó cũng như trong tri thức của nó” [75, tr.234]. Tuy có sự tương đồng về quan điểm, song những kết quả mà C.Mác rút ra từ quan niệm đó của mình lại khác xa so với Phoiơbắc. Xu hướng chung trong quan niệm về tồn tại người của Phoiơbắc là đi từ quan điểm duy vật đến quan niệm duy tâm tư biện. Còn C.Mác thì đi từ quan niệm duy vật chung về tồn tại người đến quan niệm duy vật lịch sử về tồn tại người. Phoiơbắc đã không thể biến lôgíc chung của chủ nghĩa duy vật thành lôgíc của quan niệm duy vật về đời sống xã hội của con người và do vậy, quan niệm về loài, về tính loài của con người ở ông chỉ đơn giản là một kết cấu thuần tuý tư biện. Còn C.Mác đã cụ thể hoá các nguyên lý chung của chủ nghĩa duy vật thành các nguyên lý của quan niệm duy vật lịch sử về con người và xã hội loài người. Trên cơ sở đó ông đã xây

dựng nên hệ thống khái niệm thể hiện tính thực tại đặc thù của đời sống con người, của tồn tại người.

Theo C.Mác, tính đặc thù của tồn tại người là ở chỗ, sự tồn tại của con người dựa trên quá trình sản xuất vật chất, dựa trên sự cải tạo thế giới vật chất một cách thực tiễn. Hoạt động của con người là “hoạt động một cách có đối tượng”. Con người hoạt động với các đối tượng và sự hoạt động của con người được thể hiện ra trong các đối tượng ấy. Hoạt động của con người là sự tác động qua lại giữa con người với tư cách thực thể tự nhiên vào các đối tượng vật chất hoàn toàn cụ thể của thế giới tự nhiên bên ngoài. Con người “không thể tạo ra cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài” [75, tr.130]. Hoạt động cơ bản nhất của con người là hoạt động sản xuất vật chất, hoạt động nhằm cải tạo thế giới vật chất một cách thực

Một phần của tài liệu Quan niệm của C.Mác về Tha hóa trong Bản thảo kinh tế - triết học năm 1844 (Trang 47 - 57)