Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 25 48 tháng tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hả

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện tiền hải, tỉnh thái bình, năm 2016 (Trang 67 - 73)

b. Nguyên lý, cách tiến hành xét nghiệm * Định lượng hemoglobin (Hb)

4.1.1 Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 25 48 tháng tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hả

em 25 - 48 tháng tuổi thấp còi tại 3 xã huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình, năm 2016

4.1.1 Tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ 25 - 48 tháng tại 3 trường mầm nonhuyện Tiền Hải huyện Tiền Hải

Nghiên cứu cắt ngang về TTDD ở trẻ em từ 25 - 48 tháng tuổi tại 3 trường mầm non xã Tây Tiến, Tây Phong, Tây Lương huyện Tiền Hải cho thấy: Trong số 542 trẻ, sau khi khám, cân đo nhân trắc có 140 trẻ ở thể SDD thấp còi, 140 bà mẹ/người nuôi dưỡng trẻ được phỏng vấn/điều tra khẩu phần, tuy nhiên chỉ có 121 trẻ được lấy mẫu máu xét nghiệm 3 chỉ số albumin, kẽm, Hb (19 trẻ gia đình từ chối tham gia vào nghiên cứu).

Trong 542 trẻ, số trẻ nam và trẻ nữ ở 2 nhóm tuổi là tương đương nhau (50,9% và 49,1%). Cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ em nhóm tuổi 25 - 36 tháng là 11,9 ± 0,9 kg và 86,2 ± 3,7 cm, nhóm 37 - 48 tháng là 12,4 ± 1,2 kg và 92,7 ± 4,0 cm. Kết quả này cho thấy cả cân nặng và chiều cao trung bình của đối tượng tham gia điều tra ban đầu đều thấp hơn quần thể tham khảo của WHO, 2007. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà tại Vĩnh Phúc (2014), cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ 12 - 47 tháng là 10,9 ± 1,7 kg và 84,2 ± 6,5 cm [6],

Bên cạnh sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và việc đảm bảo an ninh lương thực tốt của Việt Nam trong những năm qua đã đóng góp một cách đáng kể trong việc cải thiện tỉ lệ SDD ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gày còm thông qua việc thực hiện một cách hiệu quả hàng loạt các chương trình can thiệp dinh dưỡng cộng đồng.

Biểu đồ 3.1 cho thấy: Thể SDD thấp còi chiếm tỉ lệ cao nhất (25,8%), tiếp sau là thể nhẹ cân (14,8 %) thể gầy còm (6,5 %), trẻ thừa cân béo phì chiếm tỷ lệ thấp nhất (3,3%). Đây là tỉ lệ tương đối cao so với tỉ lệ SDD toàn quốc ở 3 chỉ số SDD thấp còi, SDD gầy còm, SDD nhẹ cân năm 2015[31].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Trương Tuyết Mai tại Bắc Giang cả về 3 chỉ số. Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi và nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Phengxay M và cộng sự, năm 2007, tỉ lệ trẻ em thấp còi là 54,6%, nhẹ cân 35%, gầy còm 6%. [12], [54].

Số liệu thống kê của Viện Dinh dưỡng, Bộ Y tế năm 2015 cho thấy, ở Việt Nam cứ 7 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ bị SDD thể nhẹ cân và cứ 4 trẻ có một trẻ bị SDD thể thấp còi. Các nghiên cứu về TTDD của trẻ em dưới 5 tuổi nhận định: có sự khác nhau theo lứa tuổi, trong đó nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi là thấp nhất đối với cả 3 thể (thể nhẹ cân, thể thấp còi, thể gầy còm), sau đó tăng nhanh và thời kỳ trẻ 6 - 24 tháng tuổi, là thời kỳ trẻ có nguy cơ bị SDD cao hơn do đây là thời kỳ trẻ cai sữa, ăn sam có nhiều ảnh hưởng đến lượng thức ăn hấp thụ được của trẻ và cũng là thời kỳ trẻ có nhu cầu dinh dưỡng rất cao. Sức miễn dịch tự nhiên giảm, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm hơn và mẹ bắt đầu đi làm cũng là một trong những lý do dẫn đến tỉ lệ SDD ở nhóm 6 - 24 tháng tuổi cao. SDD thể nhẹ cân tăng nhanh trong năm đầu tiên, tiếp tục tăng trong năm thứ 2 và đạt tỉ lệ cao nhất lúc trẻ được 36 đến 41 tháng tuổi. SDD thấp còi xuất hiện sớm ngay trong 6 tháng tuổi đầu tiên, tăng nhanh từ 6

đến 23 tháng tuổi và gần như đi ngang, thậm chí giảm đi vào 54 đến 59 tháng tuổi [8], [28], [31], [32].

- Suy dinh dưỡng thể gầy còm:

Suy dinh dưỡng thể gầy còm thể hiện tình trạng thiếu ăn gần đây, mang tính chất cấp tính, phản ánh tức thì hậu quả tình trạng không tăng cân hoặc sút cân do những vấn đề sức khoẻ và ăn uống của trẻ em. Tỉ lệ trẻ em SDD gầy còm trong nghiên cứu của chúng tôi là 6,5 %, cao hơn nghiên cứu tại cùng địa bàn của Trần Quang Trung (4,5%) cao hơn so với mức chung trong toàn quốc năm 2015 (6,4%). Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn theo báo cáo của UNCEF - WHO - WB về tỉ lệ trẻ SDD thể gầy còm thế giới năm 2016 là 7,1%, thấp hơn so với nghiên cứu tại Yên Bái (9,3%), Lạng Sơn (11,9%) [19], [20], [25], [31], [63].

- Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân:

Nhẹ cân là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được đặc điểm cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay tích luỹ từ lâu. Tuy nhiên, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ ở cộng đồng do đó tỉ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng như là tỉ lệ chung của thiếu dinh dưỡng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bầy ở biểu đồ 3.1 cho thấy: tỉ lệ SDD thể nhẹ cân là 14,8%, cao hơn mức trung bình cả nước (14,1%), Nguyễn Văn Thịnh (13,9%), Trần Quang Trung (11,1%). So với một số nghiên cứu khác thì tỉ lệ SDD nhẹ cân của chúng tôi thấp hơn kết quả điều tra tại Lạng Sơn (19,7%), Nghệ An (20,5%), Yên Bái (25,1%). So với mục tiêu của “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến 2030”. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân trong nghiên cứu của chúng tôi đã đạt mục tiêu của chiến lược, tuy nhiên để giảm xuống 12,5% vào năm 2020 cần có chính sách can thiệp phù hợp, triển khai toàn diện các giải pháp, nhiệm vụ để thực hiện thành công các mục tiêu của chiến lược.[4] [18][19] [25 ] [31 ]

- Thừa cân béo phì:

Việt Nam trong thời kỳ mới, sự phát triển về kinh tế và quá trình đô thị hóa mức sống của nhân dân được nâng lên đáng kể, đồng thời có sự phân cực giữa các vùng sinh thái khác nhau. Bên cạnh mô hình bệnh tật của một số nước kém phát triển chủ yếu là SDD và nhiễm khuẩn thì thừa cân, béo phì cũng có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Thừa cân béo phì ở trẻ em là rất nguy hiểm, không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là nguyên nhân chính dẫn đến những bệnh mãn tính không lây ở tuổi trưởng thành như: tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch...Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỉ lệ thừa cân, béo phì là 3,3% cao hơn nghiên cứu của Trần Quang Trung tại cùng địa bàn (3,0%), cao hơn nghiên cứu của Ninh Thị Nhung (2,6%) và Nguyễn Văn Thịnh (3,2%), đều cùng tại Thành phố Thái Bình thấp hơn so với nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh tại nội thành Hà Nội (6,8%). Điều này có thể lý giải ở nội thành điều kiện kinh tế phát triển hơn, mức chi tiêu cho ăn uống cao và điều kiện nuôi dưỡng tốt hơn nên tỉ lệ thừa cân béo phì cao hơn [9], [14 ], [18].

- Suy dinh dưỡng thể thấp còi

Đối với SDD thấp còi chiều cao theo tuổi thấp là thước đo phản ánh tình trạng SDD mạn tính hay tình trạng thiếu protein kéo dài. Các nghiên cứu về tình trạng SDD trẻ em trong nước, các tổ chức Y tế thế giới đều có chung nhận định: “thấp còi” là chỉ tiêu đánh giá tình trạng dinh dưỡng kém trong giai đoạn bào thai và giai đoạn 2 - 5 năm đầu tiên của cuộc đời. SDD thấp còi đang chiếm tỉ lệ cao nhất trong tất cả các thể SDD. Các kết quả nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà tại Vĩnh Phúc, Bùi Minh Thu tại Lạng Sơn, Trần Quang Trung tại Tiền Hải, Thái Bình, Nguyễn Thị Thơ tại Yên Bái đều có cùng chung nhận định: tỉ lệ SDD thấp còi theo nhóm tuổi có xu hướng tăng dần và đạt mức cao nhất ở nhóm tuổi 25 - 48 tháng tuổi sau đó giảm nhẹ cho đến giai

đoạn 48 - 60 tháng tuổi. Theo các tác giả nêu trên trong các nhóm tuổi từ 0 - 60 tháng thì nhóm tuổi 25 - 48 tháng trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao. Cùng với đó việc đáp ứng không kịp thời và đầy đủ nhu cầu của trẻ dẫn đến tình trạng SDD thấp còi đạt tỉ lệ cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại. Đây cũng chính là lý do chúng tôi lựa chọn để xác định tỉ lệ SDD và tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ em 25 - 48 tháng tuổi SDD thấp còi vào nghiên cứu của mình. Nguyên nhân dẫn đến tỉ lệ SDD thấp còi cao có thể là do khẩu phần ăn bổ sung không hợp lý (thiếu cả về số lượng và chất lượng), nhiều bà mẹ có trình độ văn hoá trung học cơ sở, trình độ tiểu học. Hầu hết các bà mẹ có nghề nghiệp chính là nông nghiệp dẫn đến kiến thức, thực hành về dinh dưỡng và chăm sóc trẻ có thể còn hạn chế. [6], [19], [20], [25], [62 ].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở biểu đồ 3.1 cho thấy: tỉ lệ SDD thể thấp còi là 25,8%. Tỉ lệ này cao hơn so với tỉ lệ SDD thể thấp còi toàn quốc (24,6%), cao hơn nghiên cứu tại Hà Nội (17,8%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu tại Lạng Sơn (26,3%) thấp hơn nhiều so với nghiên cứu tại Yên Bái (60,1%). So với mục tiêu của “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 (giảm tỉ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015) thì kết quả về tình hình SDD thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được theo mục tiêu đề ra [4], [9], [19], [20].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.7 cho thấy: Trong số 542 trẻ có 196 trẻ mắc ít nhất một thể SDD (chiếm 36,2%) tiếp theo là thể thấp còi đơn thuần (17%), thể phối hợp (12,9%), thể nhẹ cân đơn thuần (3,3%), thừa cân béo phì đơn thuần (2,8%), thấp nhất là thể gầy còm đơn thuần (2%). Kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu của Trần Quang Trung năm 2014 [25].

Điều này có thể là do thời điểm nghiên cứu và nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu có sự khác biệt nhau, hơn nữa nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào nhóm tuổi 24 - 48 tháng là nhóm có tỉ lệ trẻ SDD thấp còi luôn cao nhất so với các nhóm tuổi còn lại ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Về đặc điểm mắc thấp còi phối hợp với các thể SDD khác theo giới thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi là: thấp còi đơn thuần 65,7%, thể SDD phối hợp thấp còi và nhẹ cân 26,4%, thể phối hợp cả 3 thể nhẹ cân, gầy còm và thấp còi tại đây là 7,9% cũng phù hợp với nghiên cứu của Trần Quang Trung [25].

Từ số liệu trên cho thấy, chiến dịch giảm tình trạng SDD trẻ em dưới 5 tuổi nói chung, trẻ em 24 - 48 tháng nói riêng là cuộc chiến chưa có hồi kết, thậm chí còn có biểu hiện của sự chững lại cho dù các chương trình của Nhà nước đều ưu tiên đối tượng này.

SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi vẫn đang là vấn đề có YNSKCĐ đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. SDD và thiếu vi chất dinh dưỡng trong những năm đầu đời đã gây ra những hậu quả khó hồi phục về sau, cũng như ảnh hưởng nghiêm trọngvề mặt sức khỏe hiện tại cũng như lâu dài. Để giải quyết được vấn đề này theo chúng tôi cần phải ưu tiên tập trung cho các giải pháp phòng chống SDD thấp còi và các thể phối hợp khác. Đối với tình trạng SDD kéo dài kèm theo thiếu VCDD và nhiễm ký sinh trùng cần kết hợp nhiều giải pháp bao gồm tăng cả khẩu phần ăn về năng lượng, cân đối các chất dinh dưỡng và vi chất cần thiết. Ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ và hoàn thiện dần, trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu như được chăm sóc một cách hợp lý. Cùng với đó trong chương trình phòng chống SDD cho trẻ em cần có các biện pháp dự phòng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biện pháp phục hồi dinh dưỡng cho trẻ, đặc biệt là trẻ em 25 - 48 tháng tuổi [25].

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện tiền hải, tỉnh thái bình, năm 2016 (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w