Thực trạng thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ 24 48 tháng tuổi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hả

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện tiền hải, tỉnh thái bình, năm 2016 (Trang 73 - 75)

b. Nguyên lý, cách tiến hành xét nghiệm * Định lượng hemoglobin (Hb)

4.1.2. Thực trạng thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ 24 48 tháng tuổi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hả

tuổi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra có mối liên quan chặt chẽ giữa tình trạng thiếu máu và thiếu kẽm với tình trạng SDD thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi [6], [13], [21], [26].

Thiếu máu là biểu hiện nặng nhất của thiếu sắt, khi mức dự trữ sắt của cơ thể. khi mức dự trữ sắt của cơ thể đã cạn kiệt bởi vì sắt là nguyên liệu tổng hợp nên Hb, chất có mặt trong tế bào hồng cầu và làm cho hồng cầu và làm cho hồng cầu có màu đỏ. Ngoài vai trò vận chuyển oxy trong máu đến với các mô trong cơ thể sắt cũng là thành phần của myoglobin, có trong cơ vân có tác dụng dự trữ oxy cho hoạt động của cơ vân. Sắt cũng là thành phần cấu tạo của một số loại protein và enzim có vai trò trong quá trình giải phóng năng lượng khi oxy hóa các chất dinh dưỡng và ATP. Khi thiếu máu khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu bị giảm, làm thiếu oxy ở các tổ chức đặc biệt là tim, cơ bắp và não gây nên hiện tượng tim đập nhanh, trẻ nhỏ có thể bị suy tim do thiếu máu, có biểu hiện hoa mắt, chóng mặt do thiếu oxy não, cơ bắp yếu, cơ thể mệt mỏ. Trẻ được coi là thiếu máu khi nồng độ Hb < 110 g/L. Trong nghiên cứu của chúng tôi tại 3 trường mầm non huyện Tiền Hải, trẻ sau khi cân đo được xác định là SDD thấp còi sẽ được lấy máu xét nghiệm một số chỉ số sinh hoá. Kết quả xét nghiệm các chỉ số sinh hoá cho thấy: nồng độ Hb trung bình ở trẻ nam và trẻ nữ và 2 nhóm tuổi của 3 trường đều xấp xỉ giới hạn cho phép.

Kết quả xét nghiệm các chỉ số sinh hoá cho thấy tỷ lệ thiếu máu là 32,3%.

Theo phân loại của WHO tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em thuộc mức trung bình (20 - 39,9%) về YNSKCĐ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Trương Tuyết Mai tại Bắc Giang (40,0%), Đặng Oanh tại khu vực Tây Nguyên (45,8%). Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu của Trần Quang Trung tại cùng địa bàn (27,7%), cao hơn theo kết quả điều tra về

VCDD của Viện Dinh dưỡng năm 2015 (28,4%). So với một số mục tiêu của “Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đó là: giảm tỉ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 20% vào năm 2015 và 15% vào năm 2020, tỉ lệ thiếu máu trong nghiên cứu của chúng tôi (32,2%) không những không đạt được theo kế hoạch mà mục tiêu giảm xuống còn 15% vào năm 2020 có thể sẽ không đạt được nếu như không có sự cố gắng và nỗ lực của chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, nâng cao dân trí [4], [12], [16], [18], [25], [29].

Hiện nay số liệu quốc gia về thiếu kẽm đo bằng kẽm huyết thanh còn ít. Hầu hết các dữ liệu về thiếu kẽm có được từ khẩu phần kẽm ăn vào. Mặc dù nồng độ kẽm huyết thanh thường được sử dụng để đánh giá tình trạng của cá thể nhưng đây vẫn được coi là chỉ số đáng tin cậy ở cộng đồng. Kết quả nghiên cứu về tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ SDD thấp còi của chúng tôi ở nhóm tuổi 25 - 36 tháng (57,1%) thấp hơm nhóm 37 - 48 (75,9%) tháng, ở đây có sự chênh lệch khá lớn giữa 2 nhóm tuổi (18,8%). Mức thiếu kẽm ở cả 2 nhóm tuổi cao, có thể lý giải là do ở nhóm tuổi này trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao cho sự phát tiển thể lực và trí tuệ, lại diễn ra sự chuyển tiếp về dinh dưỡng (ăn bổ sung, sau đó là cai sữa và chuyển sang ăn bữa ăn cùng gia đình), chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ cả về số lượng và chất lượng[21].

Phòng chống thiếu kẽm trước đây không được coi là hành động ưu tiên trong chương trình phòng chống thiếu vi chất của Liên hợp quốc. Trong vòng một thập kỷ qua, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh về vai trò của kẽm đối với sức khỏe, đặc biệt là tác dụng của kẽm tới tăng trưởng về chiều cao. Thiếu kẽm làm giảm khả năng miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em. Thiếu kẽm là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng, ảnh hưởng đến số lượng lớn phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới. Thiếu kẽm là yếu tố rủi

ro hàng đầu đối với bệnh ở các nước đang phát triển. Trong một cuộc khảo sát gần đây của WHO tại Ấn Độ cho thấy thiếu kẽm ở hầu hết dân số nước này và bổ sung kẽm được sử dụng phổ biến để tăng cường chữa lành vết thương và điều trị viêm phổi [39 ].

Mức trung bình chung về tỉ lệ thiếu kẽm trong nghiên cứu của chúng tôi (66,1%) là rất cao, thuộc mức YNSKCĐ nặng ( ≥ 25% ở trẻ dưới 5 tuổi). Tỉ lệ thiếu kẽm thấp hơn nghiên cứu cùng địa bàn của Trần Quang Trung, thấp hơn trung bình chung cả nước năm 2015 (69,4%) [25], [29], [47].

Albumin là protein quan trọng nhất của huyết thanh, chỉ số albumin là một chỉ số quan trọng giúp cho việc đánh giá tình trạng dinh dưỡng của con người. Tình trạng thiếu albumin ở trẻ SDD thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi là: 82,6% cho thấy mức độ thiếu albumin ở mức cao. Điều này cũng chứng tỏ thiếu protein năng lượng trường diễn ảnh hưởng không nhỏ đến tình trạng dinh dưỡng, làm chậm sự phát triển chiều cao của trẻ và rất khó phục hồi. Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn còn nghèo nàn, nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể cao nhưng không được đáp ứng, dẫn đến thiếu nhiều chất dinh dưỡng đồng thời là tất yếu có nguy cơ cao như trẻ SDD thấp còi.

Một phần của tài liệu Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện tiền hải, tỉnh thái bình, năm 2016 (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w