Mô tả thực trạng công tác quản lý điều trị rối loạn lipid máu cho bệnh nhân tại địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 51 - 59)

- Các chỉ số xét nghiệm:

c/ Các tiêu chuẩn về chỉ số hóa sinh máu:

3.2. Mô tả thực trạng công tác quản lý điều trị rối loạn lipid máu cho bệnh nhân tại địa bàn nghiên cứu

bệnh nhân tại địa bàn nghiên cứu

Bảng 3.13. Đặc điểm đối tượng làm công tác quản lý, điều trị tham gia phỏng

vấn(n=172)

Đối tượng trả lời SL Tỷ lệ (%)

Tuyến huyện

BGĐ, trưởng phó khoa LS 21 12,2

Bác sĩ, điều dưỡng 75 43,6

PCT UBND huyện, BGĐ TTYT huyện,

CB phụ trách các chương trình y tế huyện 6 3,5 Tuyến xã Cán bộ trạm y tế, cán bộ chuyên trách xãPhó chủ tịch UBND xã 3931 22,718,0

Kết quả bảng 3.13 cho thấy: Ở tuyến huyện có 12,2% là BGĐ, trưởng phó khoa LS; 43,6% là bác sĩ, điều dưỡng và 3,5% là PCT UBND huyện, trưởng phó phòng. Ở tuyến xã thì trạm y tế, cán bộ chuyên trách chiếm 22,7% ; PCT UBND xã là 18,0%.

Bảng 3.14. Tỷ lệ cán bộ quản lý biết các yếu tố nguy cơ của tình trạng rối loạn lipid máu

Biểu hiện tình

trạng RLLP máu SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Thừa cân, béo phì 101 99,0 60 85,7 161 93,6

Tăng huyết áp 59 57,8 36 51,4 95 55,2

Béo bụng 69 67,6 28 40,0 97 56,4

Tăng glucoza 2 2,0 20 28,6 22 12,8

Khác 1 1,0 4 5,7 5 2,9

Kết quả bảng 3.14 cho thấy tỷ lệ các cán bộ quản lý biết về thừa cân béo phì là yếu tố nguy cơ của RL lipid máu chiếm cao nhất với 93,6%; trong đó tuyến huyện là 99,0% cao hơn tuyến xã là 85,7%. Tỷ lệ các cán bộ biết về tăng huyết áp béo bụng, tăng glucoza, là yếu tố nguy cơ của tình trạng RL lipid máu lần lượt là 55,2%; 56,4% và 12,8%.

Bảng 3.15. Tỷ lệ cán bộ quản lý biết về những bệnh mạn tính không lây liên quan đến

tình trạng rối loạn lipid máu

Bệnh mạn tính không lây

liên quan

Tuyến huyện (n=102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Đái tháo đường 90 88,2 45 64,3 135 78,5

Bệnh tim mạch 64 62,7 41 58,6 105 61,0

Tăng huyết áp 56 54,9 48 68,6 104 60,5

Ung thư 11 10,8 19 27,1 30 17,4

Kết quả 3.15 cho thấy: Tỷ lệ các cán bộ quản lý biết về mối liên quan giữa các bệnh mạn tính không lây như đái tháo đường, bệnh tim mạch, tăng

huyết áp, ung thư đến tình trạng RL lipid máu lần lượt là 78,5%; 61%; 60,5%; và 17,4%.

Bảng 3.16. Các chương trình y tế đang triển khai ở địa phương

Các chương trình y tế triển khai Tuyến huyện (n=102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Đái tháo đường 99 97,1 55 78,6 154 89,5

Tăng huyết áp 100 98,0 63 90,0 163 94,8

RL chuyển hóa LP 15 14,7 8 11,4 23 13,4

Gout 6 5,9 7 10,0 13 7,6

Khác 3 2,9 5 7,1 8 4,7

Kết quả 3.16 cho thấy các chương trình y tế được triển khai trên địa bàn các xã trong địa bàn huyện nghiên cứu chủ yếu là chương trình về đái tháo đường, tăng huyết áp chiếm khoảng trên 90%. Các chương trình khác như chương trình về rối loạn chuyển hóa lipid máu, gout chiếm tỷ lệ còn thấp.

Bảng 3.17. Quan điểm của cán bộ quản lý về chương trình quản lý, tư vấn, điều trị bệnh

rối loạn lipid máu tại địa phương(n=172)

Chương trình quản lý, tư vấn, điều trị

bệnh rối loạn lipid máu tại địa phương SL Tỷ lệ (%) Hiện tại đang triển khai tại địa phương 0 -

Không cần triển khai 34 19,8

Kết quả bảng 3.17 cho thấy hiện nay chương trình quản lý, tư vấn, điều trị bệnh rối loạn lipid máu chưa được triển khai tại địa phương. Tuy nhiên 80,2% các cán bộ cho rằng cần thiết phải được triển khai; chỉ có 19,8% là cho rằng chương trình này là không cần thiết.

Bảng 3.18. Ý kiến của cán bộ quản lý về các điều kiện cần khi triển khai chương trình RLLP máu tại địa phương

Các điều kiện Tuyến huyện(n=102) Tuyến xã(n=70) Chung (n=172)

SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Cán bộ được tập huấn 74 72,6 62 88,6 136 79,1

Trang bị phương tiện 71 69,6 54 77,1 125 72,7

Chính sách cụ thể 64 62,7 55 78,6 119 69,2

Khác 4 3,9 10 14,3 14 8,1

Kết quả bảng 3.18 cho thấy để triển khai được chương trình quản lý, tư vấn, điều trị bệnh rối loạn lipid máu thì các điều kiện cần phải có bao gồm: cán bộ cần phải được tập huấn 72,6%; trang bị phương tiện 69,6%; có các chính sách cụ thể 62,7% .

Bảng 3.19. Ý kiến của cán bộ quản lý về các hoạt động cần khi triển khai chương trình

Các hoạt động cần khi có triển khai chương

trình Tuyến huyện (n=102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) Hồ sơ quản lý bệnh nhân 74 72,6 61 87,1 135 78,5

Hẹn khám định kỳ 68 66,7 41 58,6 109 63,4

Cấp thuốc điều trị 69 67,7 34 48,6 103 59,9

Tư vấn ăn, luyện tập 72 70,6 58 82,9 130 80,2

Tuyên truyền phòng bệnh 70 68,6 53 75,7 123 71,6

Kết quả bảng trên cho thấy hoạt động cần thiết nhất khi có triển khai chương trình quản lý, tư vấn, điều trị bệnh rối loạn lipid máu là hoạt động về : lập hồ sơ quản lý bệnh nhân 78,5%; tư vấn ăn uống, tập luyện 80,2% và tuyên truyền phòng bệnh 71,6%. Các hoạt động khác chiếm tỷ lệ thấp hơn như hẹn khám định kỳ 63,4%; cấp thuốc điều trị 59,9%.

Bảng 3.20. Ý kiến của cán bộ quản lý về các thành phần trực tiếp tham gia khi có triển khai chương trình

Thành phần trực tiếp tham gia Tuyến huyện (n=102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Giám đốc bệnh viện huyện 26 25,5 30 42,9 56 32,6

TTYT huyện 20 19,6 19 27,1 39 22,7

Trưởng khoa khám bệnh 18 17,6 10 14,3 28 16,3

Cán bộ phụ trách các CTYT 55 53,9 31 44,3 86 50,0

Khác 0 0,0 5 7,1 5 2,9

Kết quả bảng 3.20 cho thấy: Khi chương trình quản lý, tư vấn, điều trị bệnh rối loạn lipid được triển khai tại địa phương thì cần sự tham gia của giám đốc bệnh viên huyện 32,6%; TTYT huyện 22,7%; trưởng khoa khám bệnh 16,3%; cán bộ phụ trách các chương trình y tế chiếm 50%.

Bảng 3.21. Ý kiến của cán bộ quản lý về những khó khăn khi triển khai chương trình

Những khó khăn khi có triển khai chương trình

Tuyến huyện (n=102)

Tuyến xã

(n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) Chưa có văn bản pháp quy 70 68,7 53 75,7 123 71,6 Chưa có cơ chế chính sách 67 65,7 48 68,6 115 66,9

Thiếu nhân lực, TTB 72 70,6 58 82,9 130 75,6

Khác 4 3,9 5 7,1 9 5,2

Kết quả bảng 3.21 cho thấy những khó khăn khi có triển khai chương trình chủ yếu là chưa có văn bản pháp quy 71,6%; thiếu nhân lực, trang thiết bị 75,6%; chưa có cơ chế chính sách 66,9%.

Bảng 3.22. Ý kiến của cán bộ quản lý về những điểm cần khắc phục khi triển khai chương trình

Những điểm cần khắc phục khi triển khai chương trình

Tuyến huyện (n=102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) SL Tỷ lệ(%) Có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 73 71,6 49 70,0 122 70,9 Đầu tư nhân lực, TTB, kinh phí 70 68,7 47 67,1 117 68,0 Quan tâm của cơ quan ban ngành 64 62,7 40 57,1 104 60,5 Mở lớp đào tạo tập huấn 74 72,6 55 78,6 129 75,0

Khác 1 1,0 2 2,6 3 1,7

Kết quả bảng 3.22 cho thấy những khó khăn cần khắc phục khi triển khai chương trình chủ yếu là: có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 70,9%; mở lớp đào tạo tập huấn 75%; đầu tư nhân lực, trang thiết bị, kinh phí 68,0%; quan tâm của cơ quan ban ngành 60,5%.

Biểu đồ 3.6. Ý kiến của cán bộ quản lý về những điểm cần khắc phục khi triển khai chương trình

Kết quả biểu đồ 3.6 cho thấy ý kiến của cán bộ quản lý ở tuyến huyện về những khó khăn cần khắc phục khi triển khai chương trình cũng chủ yếu là có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn 71,6%; mở lớp đào tạo tập huấn 72,6%; đầu tư nhân lực, trang thiết bị, kinh phí 68,7%; quan tâm của cơ quan ban ngành 62,7%.

Bảng 3.23. Ý kiến của cán bộ quản lý về các hoạt động của địa phương/ đơn vị khi có kết quả xét nghiệm RLLP máu.

Các hoạt động của địa phương/đơn vị

Tuyến huyện (n= 102) Tuyến xã (n=70) Chung (n=172) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Kê đơn thuốc 92 90,2 22 31,4 114 66,3

Tư vấn chế độ ăn 98 96,1 58 82,9 156 90,7

Tư vấn chế độ luyện tập 96 94,1 57 81,4 153 89,0

Hẹn khám định kỳ 93 91,2 29 41,4 122 70,9

Lập hồ sơ quản lý 89 87,3 55 78,6 144 83,7

Khác 0 0,0 3 4,3 3 1,7

Kết quả bảng 3.23 cho thấy khi có kết quả xét nghiệm RLLP máu thì các địa phương/đơn vị cần có các hoạt động kê đơn thuốc 66,3%; tư vấn chế độ ăn 90,7%; tư vấn chế độ luyện tập 89,0%; hẹn khám định kỳ 70,9%; lập hồ sơ quản lý 83,7%.

Biểu đồ 3.7. Ý kiến của cán bộ quản lý các tuyến huyện và xã về các hoạt động của địa phương/ đơn vị khi có kết quả xét nghiệm RLLP máu.

Kết quả biểu đồ cho thấy ý kiến của các cán bộ quản lý tuyến huyện về các hoạt động của địa phương/ đơn vị khi có kết quả xét nghiệm RLLP máu như kê đơn thuốc, tư vấn chế độ ăn, tư vấn chế độ luyện, hẹn khám định kỳ, lập hồ sơ quản lý lần lượt là 90,2%; 96,1%; 94,1% và 91,2%; cao hơn tương ứng các tỷ lệ này ở tuyến xã là 31,4%; 82,9%, 81,4% và 41,4%.

Bảng 3.24. Nhu cầu tham gia tập huấn các lớp đào tạo về quản lý chăm sóc bệnh nhân

rối loạn lipid máu của các cán bộ(n=172)

Nhu cầu tham gia tập huấn SL Tỷ lệ (%)

Có 125 72,7

Không 47 27,3

Chung 172 100

Kết quả bảng 3.24 cho thấy: Nhu cầu tham gia tập huấn các lớp đào tạo về quản lý chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu của các cán bộ c chiếm 72,7%; không có nhu cầu tập huấn chiếm 27,3%.

Bảng 3.25. Tỷ lệ các cán bộ tham dự lớp tập huấn/đào tạo về quản lý chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu trong năm qua(n=172)

Tham dự lớp tập huấn/đào tạo SL Tỷ lệ (%)

Không 169 98,3

Chung 172 100

Kết quả bảng 3.25 cho thấy: Tỷ lệ cán bộ có tham gia dự lớp tập huấn/ đào tạo về quản lý chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu trong năm qua chỉ chiếm 1,7%; trong đó tỷ lệ không tham dự lớp tập huấn/ đào tạo là rất cao chiếm 98,3%.

Bảng 3.26. Tỷ lệ các cán bộ tham gia truyền thông về quản lý chăm sóc bệnh nhân rối loạn lipid máu trong năm qua(n=172).

Tham dự lớp tập huấn/đào tạo SL Tỷ lệ (%)

Có 18 10,5

Không 154 89,5

Chung 172 100

Kết quả bảng 3.26 cho thấy: Tỷ lệ cán bộ có tham gia truyền thông về quản lý chăm sóc bệnh nhân RLLP máu trong năm qua là rất thấp chiếm 10,5%. Số cán bộ không tham gia truyền thông lại chiếm tỷ lệ rất cao là 89,5%.

Chương 4 BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w