Phòng chống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các bệnh không lây nhiễm

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 26 - 28)

ở nước ta trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân, trong đó có liên quan tới yếu tố dinh dưỡng, cụ thể là tình trạng rối loạn dinh dưỡng-lipid.

1.4. Quản lý và điều trị các bệnh mãn tính không lây

1.4.1. Phòng chống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các bệnhkhông lây nhiễm không lây nhiễm

Phòng chống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ là một trong ba nhóm giải pháp chính được WHO khuyến cáo để phòng chống bệnh không lây nhiễm toàn cầu, trong đó 4 yếu tố nguy cơ được đặc biệt quan tâm là hút thuốc lá, sử dụng rượu, bia ở mức có hại, chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và lối sống

ít vận động. Ở Việt Nam có nhiều can thiệp liên quan các yếu tố này ở những mức hiệu quả khác nhau.

Phòng chống, kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN đòi hỏi các nỗ lực liên ngành với sự cam kết của Chính phủ, sự tham gia của toàn xã hội trong việc xây dựng chính sách cũng như tổ chức triển khai thực hiện các hành động. Trong những năm qua, Việt Nam đã có nhiều chính sách liên quan đến kiểm soát các yếu tố nguy cơ tuy nhiên các chính sách đó vẫn chưa hoàn chỉnh và việc thực hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Các vấn đề ưu tiên trong chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của BKLN hiện nay là:

- Nâng cao năng lực vận động xây dựng chính sách, từng bước hoàn thiện các chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN.

- Xây dựng mô hình tổ chức thống nhất quản lý hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy cơ trong khuôn khổ một đầu mối tổ chức, chỉ đạo phòng chống BKLN có đủ năng lực, đủ thẩm quyền huy động liên ngành và sự tham gia của toàn xã hội.

- Xây dựng mô hình tổ chức phù hợp và nâng cao năng lực của cơ quan điều phối trong chỉ đạo, điều phối các hoạt động dự phòng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

- Tăng cường phối hợp liên ngành có hiệu quả trong triển khai các hoạt động phòng chống các yếu tố nguy cơ. Thiết lập một hệ thống giám sát có hiệu quả về các yếu tố nguy cơ và các hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy cơ chung của các BKLN.

- Thiết lập hệ thống thống nhất quản lý, giám sát các yếu tố nguy cơ. - Tăng cường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động kiểm soát các yếu tố nguy cơ.

- Nâng cao nhận thức về các yếu tố nguy cơ, ý thức tuân thủ các chính sách kiểm soát các yếu tố nguy cơ và khuyến khích thực hành dự phòng kiểm soát các yếu tố nguy cơ

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục sức khoẻ, phổ biến pháp luật về phòng chống các yếu tố nguy cơ

- Tăng cường phối hợp liên ngành trong thúc đẩy thực hành dự phòng, kiểm soát các yếu tố nguy cơ và kiểm tra, xử phạt nghiêm các vi phạm.

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 26 - 28)