Xác định tỷ lệ rối loạn Lipid máu và 1 số yếu tố liên quan ở người trưởng thành đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 59 - 78)

- Các chỉ số xét nghiệm:

c/ Các tiêu chuẩn về chỉ số hóa sinh máu:

4.1. Xác định tỷ lệ rối loạn Lipid máu và 1 số yếu tố liên quan ở người trưởng thành đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh

trưởng thành đến khám bệnh tại bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.

Về đặc điểm nhân khẩu học: Các đối tượng phân bố theo các nhóm tuổi tương đương nhau về giới tính, có trình độ tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp chiếm cao nhất với 50,5% (bảng 3.1) . Nghề nghiệp chủ yếu là làm nông dân với 46,5%; cán bộ chiếm tỷ lệ 18,9%; các nghề nghiệp khác chiếm

tỷ lệ thấp, điều này hoàn toàn phù hợp với đặc thù nghề nghiệp của địa bàn nghiên cứu.

Các đặc điểm về các chỉ số nhân trắc (bảng 3.2) tương đương với các nghiên cứu trên bệnh nhân người Việt Nam độ tuổi từ 20-60 tuổi. Tất cả số liệu đều tuân theo quy luật phân bố chuẩn. Trong đó chỉ số BMI (Body Mass Index) được sử dụng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người trưởng thành. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá tình trạng thừa cân-béo phì (BMI≥25). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các đối tượng có BMI trung bình là 21,7±1,3 (kg/m2), tỷ lệ thừa cân, béo phì là 14,2%, trong đó tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam chiếm 19,3% và nữ là 9,1%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê giữa 2 giới với p<0,05. Kết quả nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Dung thực hiện năm 2012 tại vùng nông thôn Thái Bình với tỷ lệ thừa cân, béo phì là 9,6%, trong đó nam giới chiếm 11,4%, cao hơn nữ (7,8%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [10]. Đồng thời cũng cao hơn so với nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng thực hiện năm 2008 ở khu vực nông thôn cho biết tỷ lệ BMI ≥ 25 là 9,6%. Điều này cũng phù hợp với xu hướng diễn biến của thừa cân, béo phì đang gia tăng dần qua các năm ở cả khu vực thành thị và nông thôn.

Một nghiên cứu khác của tác giả Trần Thị Mỹ Loan khi xác định mối tương quan giữa chỉ số khối cơ thể và tình trạng rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tăng huyết áp cũng cho thấy: Trị số trung bình BMI của người tăng huyết áp là: 23,76 ± 3,06, cao hơn hẳn so với BMI của dân số chung và cũng cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi với tỷ lệ thừa cân béo phì lên tới 53,9%. Điều này là hoàn toàn hợp lý do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên đối tượng là người trưởng thành từ 20-59 tuổi tại cộng đồng, còn nghiên cứu của tác giả trên thực hiện ở đối tượng tăng huyết áp [15].

Thừa cân, béo phì gây ra khoảng 1% tổng số ca tử vong và 0,9% gánh nặng bệnh tật tính bằng DALY tại Việt Nam năm 2010. Đái tháo đường, bệnh tim mạch như bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, thấp khớp và đau vùng lưng dưới là các vấn đề sức khỏe chính của gánh nặng do thừa cân béo phì gây ra [55]. Thừa cân, béo phì là vấn đề sức khỏe không chỉ riêng ở Việt Nam mà còn là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở các nước trên thế giới. Tại Thái Lan, kết quả một cuộc điều tra y tế quốc gia nhằm mô tả tỷ lệ thừa cân, béo phì và mối quan hệ với các yếu tố nhân khẩu học, xã hội trên 3220 người trưởng thành từ 20- 59 tuổi cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì (BMI ≥25) là 28,3%; tỷ lệ này có thay đổi theo khu vực và có liên quan đến độ tuổi, giới, tình trạng hút thuốc lá [84]. Một nghiên cứu tại Nhật Bản về tỷ lệ mắc các hội chứng chuyển hóa trong dân số cộng đồng trên 3264 đối tượng từ 20-79 tuổi cũng cho thấy BMI trung bình của nam là 23,4±0,07 kg/m2, của nữ là 22,4±0,07 kg/m2 và tỷ lệ thừa cân béo phì lên tới 32,3% [37].

Để đánh giá mức độ thừa cân béo phì, người ta thường dùng chỉ số khối cơ thể, tổ chức y tế thế giới khuyến cáo BMI là một chỉ tiêu đo lường dịch tễ học về tình trạng béo phì hữu hiệu nhất trên cộng đồng. Tuy nhiên BMI chỉ là một chỉ tiêu thô, không phản ánh sự phân bố mỡ trong cơ thể. Chỉ số vòng eo cao, tỷ lệ vòng eo/vòng mông (WHR) cao đã được chấp nhận như một phương pháp để xác định đối tượng có tích lũy mỡ ở bụng và có liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch hơn là toàn bộ khối mỡ cơ thể. Tỷ lệ đối tượng có chỉ số VE/VM cao trong nghiên cứu của chúng tôi là 14,2% với nữ chiếm 26,4%; nam chiếm 2,0%; sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng-lipid ở người trưởng thành tại cộng đồng và một số giải pháp can thiệp dự phòng của tác giả Nguyễn Công Khẩn cũng cho thấy béo bụng là một chỉ tiêu quan trọng để dự báo nguy cơ các bệnh tim mạch,

đái tháo đường và được đánh giá dựa trên tỷ số vòng eo/vòng mông (VE/VM) chiếm khá cao (40,9%) [14].

Tỷ lệ WHR cao song hành cùng với tỷ lệ béo phì được đánh giá bằng chỉ số BMI ở Việt Nam cũng tương tự như ở các nước khác [1], [5], [11]. Một nghiên cứu tại vùng đô thị phía Đông Bắc Trung Quốc cho thấy tỉ lệ béo phì chung và béo bụng là 15% và 37,6% [63]. Tỷ lệ này theo một nghiên cứu tại Pakistan ở khu vực thành thị là 34% nam và 49% nữ thừa cân, béo phì đồng thời với tỷ lệ béo bụng (vòng eo/vòng mông) cao là 41% ở nam, 72% ở nữ và tăng tỷ lệ theo độ tuổi [38]. Ở người từ 15 đến 65 tuổi trong khảo sát toàn quốc về tình trạng nhẹ cân, thừa cân, béo phì, béo bụng tại Iran, cho thấy vòng eo tăng dần theo tuổi và BMI, tỷ lệ béo bụng (VE > 102 cm ở nam và >88 cm ở nữ) là 12,5% ở nam giới và 53,5% ở nữ [60]. Mối liên quan giữa đánh giá béo phì bằng chỉ số BMI, vòng eo, tỷ số vòng eo/vòng mông với ít nhất một yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch cũng đã được ghi nhận khi nghiên cứu tại người trưởng thành của Singapore [44]. Như vậy, thừa cân béo phì là vấn đề sức khỏe mới nổi lên, có xu hướng gia tăng nhanh, nhất là ở khu vực đô thị, mặc dù thể béo phì nặng như nhiều nước phương Tây hay gặp (béo phì độ III) còn thấp song tầm quan trọng về mặt sức khỏe cộng đồng của vấn đề này cần được quan tâm giải quyết. Trên thực tế, hậu quả sức khỏe đi liền là các bệnh mạn tính không lây nhiễm đã và đang là vấn đề phải đối mặt ở nhiều nước đang phát triển cũng như nước ta [4], [5], [44].

Tại Việt Nam mô hình bệnh tật cũng thay đổi: Các bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng và các bệnh có vacxin phòng bệnh ở trẻ em đã giảm nhanh, các bệnh không lây nhiễm như: béo phì, đái tháo đường, tim mạch....đang có xu hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu gánh nặng bệnh tật toàn cầu năm 2010, BKLN ở Việt Nam chiếm 66% tổng gánh nặng bệnh tật tính bằng

DALY trong đó chiếm tỷ trọng lớn gánh nặng tử vong bao gồm: ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi mạn tính và bệnh tâm thần-thần kinh [5].

Trong những năm gần đây bệnh không lây nhiễm ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở châu Âu mà cả khu vực châu Á. Trong đó đặc biệt là các bệnh có liên quan trực tiếp tới rối loạn chuyển hóa như rối loạn lipid máu. Ở Việt Nam tình hình rối loạn lipid máu được các chuyên gia nhận định không chỉ có mặt ở thành thị mà cả vùng nông thôn, đồng bằng, trung du và miền núi. Rối loạn lipid máu không chỉ là một rối loạn đơn thuần mà còn có mối liên quan và cũng là nguy cơ mắc các bệnh mạn tính khác đặc biệt là các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, thừa cân béo phì,…. Rối loạn lipid máu hay gặp ở nữ nhiều hơn nam, lứa tuổi thường gặp bắt đầu từ tuổi ngoài 30. Tuy nhiên hiện nay cũng đã xuất hiện nhiều bệnh nhân ở lứa tuổi rất trẻ [51].

Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não do thiếu máu cục bộ [63]. Một số nghiên cứu đã cho thấy nguy cơ tùy thuộc của hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cao đối với bệnh tim thiếu máu cục bộ và tai biến mạch máu não ở nữ cao hơn nam giới. Hàm lượng cholesterol toàn phần trong máu cao gây ra 1,4% ca tử vong và 0,7% tổng số DALY ở Việt Nam năm 2010 [55]. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ tăng cholesterol là 28,5%, tỷ lệ này ở nam cao hơn nữ và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tác giả Nguyễn Công Khẩn cùng nghiên cứu trên nhóm đối tượng ở cộng đồng cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol đơn thuần chiếm 29,2% trong đó ở nữ là 31,1% và cao hơn ở nam là 27,0% [14].

Và tỷ lệ này đặc biệt cao ở nhóm đối tượng tiền đái thái đường trong nghiên cứu của tác giả Vũ Bích Nga và Phạm Tuấn Dương khi nghiên cứu

948 người tiền đái tháo đường tại Ninh Bình năm 2012 thì tỷ lệ tăng Cholesterol ở nam là 70,9%, ở nữ là 72,4% sự khác biệt là không có ý nghĩa thống kê với p>0,05 [20].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn so với tác giả Đào Thị Dừa khi nghiên cứu tình trạng rối loạn lipid máu trên bệnh nhân ĐTĐ có tăng huyết áp điều trị nội trú tại bệnh viện Trung ương Huế từ 2007-2009 cho thấy nồng độ cholesterol máu ở bệnh nhân ĐTĐ có tăng HA là 6,48mmol/l; tỷ lệ tăng cholesterol máu là 65,93%, và có mối tương quan thuận giữa nồng độ cholesterol máu với glucose [9]. Tác giả Nguyễn Ngọc Phương Thư, Nguyễn Thanh Hiền khảo sát nguy cơ bệnh mạch vành 10 năm theo thang điểm Framingham ở bệnh nhân tăng huyết áp điều trị tại khoa tim mạch B - Bệnh Viện 115 có tuổi trung bình là 63,9, với nam giới chiếm 33,2% và nữ giới chiếm 66,8%; cũng cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol đơn thuần là 31,3% [24]. Hay trong nghiên cứu của tác giả Lê Đức Thuận, Nguyễn Thị Lâm mô tả cắt ngang trên 1217 đối tượng ở thành phố Hải Dương để xác định tỷ lệ thừa cân béo phì và rối loạn chuyển hóa lipid máu cho thấy tỷ lệ tăng cholesterol đơn thuần là 70,1% và nam cao hơn nữ có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [27].

Mức triglyceride cao là một yều tố rủi ro gây bệnh vữa xơ động mạch, và sự tạo thành các mảng mỡ làm các động mạch hẹp lại có thể dẫn tới đột quỵ hoặc cơn đau tim [3], [8], [78], [81]. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ tăng triglycerid là 35,3% và không có sự khác biệt về tỷ lệ này ở 2 giới, cao hơn so với kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Thu có tỷ lệ tăng cholesterol chiếm 27,3% khi khảo sát tỷ lệ và đặc điểm rối loạn lipid máu ở bệnh nhân suy thận mạn tính chạy thận nhân tạo chu kỳ [26].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu khác ở trong nước và thế giới như khi nghiên cứu 1200 người từ 25-74 tuổi tại 4 vùng dân cư ở thành phố, nông thôn, vùng núi và vùng duyên hải toàn quốc,

tỷ lệ tăng triglycerid là 34,2% trong đó cao nhất ở vùng thành phố, thấp nhất ở vùng duyên hải và cũng có xu hướng tăng theo tuổi [14].

Một nghiên cứu tại Hàn Quốc về tỷ lệ béo phì và hội chứng chuyển hóa ở người lớn năm 2001 cho thấy tỷ lệ tăng triglycerid là (30,5%), hay nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2011 tại Bangladesh trên 1499 nam và 1702 nữ ≥ 18 tuổi thì tỷ lệ triglycerid cao là 17,8% (>200 mg/dl) và 2,0% có triglycerid rất cao (350 mg/dl) và tại Ấn Độ khi nghiên cứu về tỷ lệ rối loạn lipid máu ở khu vực đô thị và nông thôn trên 28 bang với 14.277 đối tượng thì có 29,5% tăng triglyceride máu, đồng thời nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tăng triglycerid có liên quan đến nhóm tuổi từ 60 trở lên, khu vực thành thị, thu nhập cao, thừa cân, béo phì, béo bụng, tăng huyết áp [62], [69], [50]. Nghiên cứu của David.C và cộng sự trên tổng số 297 bệnh nhân (tuổi trung bình 60,1 năm; 43% là nam giới) tại Australia, 68,0% nam và 57,4% bệnh nhân nữ có tăng triglycerid [42]. Theo các chuyên gia về tim mạch thì tăng triglyceride cao không phải chỉ xảy ra với những người thừa cân mà còn cả với những người gầy. Đã có rất nhiều trường hợp triglyceride cao xảy ra với những người có chỉ số cân nặng bình thường, cân đối thậm trí ở những người gầy. Phần lớn trong số đó không tăng chỉ số lipid máu toàn phần mà lại tăng cao ở chỉ số triglyceride nên người bệnh dễ xuất hiện nhồi máu cơ tim.

Bên cạnh tỷ lệ tăng cholesterol và triglycerid là tỷ lệ tăng LDL, trong nghiên cứu của chúng tôi cũng khá cao với 37,8%. LDL là chất vận chuyển cholesterol chính trong máu. Nếu có quá nhiều LDL trong hệ tuần hoàn, nó có thể tích tụ lại ở các thành động mạch và tạo ra những mảng xơ vữa làm bít tắc động mạch. Tình trạng này được gọi là chứng xơ vữa động mạch. Tình trạng LDL trong máu cao (160mg/dL hoặc hơn) phản ánh sự gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nhiều tác giả cho rằng, riêng chỉ tiêu tăng LDL đơn thuần cũng đã

có ý nghĩa dự báo nguy cơ bệnh tim mạch và khả năng nguy cơ cũng tăng lên khi tăng LDL kết hợp với những bất thường về các chỉ tiêu lipid khác.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của các tác giả Đỗ Trung Quân khi mô tả cắt ngang 1050 đối tượng từ 30-69 tuổi được chuẩn đoán tiền Đái tháo đường cho thấy bệnh nhân tiền đái tháo đường có tỷ lệ rối loạn lipid máu cao trong đó tăng LDL đơn thuần là 23,1% [23]. Nguyễn Hoàng Long, Đỗ Doãn Lợi khi nghiên cứu tỷ lệ hiện mắc HCCH và tìm hiểu một số yếu tố liên quan ở người trưởng thành tại tỉnh Thái Bình năm 2009 cho thấy tỷ lệ tăng LDL chỉ chiếm 13% [16]. Tuy nhiên lại thấp hơn so với một số nghiên cứu như của tác giả Trương Văn Trị, Nguyễn Đức Công khi nghiên cứu 412 bệnh nhân (nam 271, nữ 140) ở độ tuổi ≥ 60 tại bệnh viện Thống Nhất thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy tỷ lệ tăng LDL là 56,48% [29]. Điều đó là hoàn toàn hợp lý vì các đối tượng này sinh sống và làm việc ở khu vực thành phố lớn, nơi thường gặp các rối loạn chuyển hóa nhiều hơn.

Ngược lại với chỉ số LDL là chỉ số HDL. HDL chủ yếu chuyên chở cholesterol ra khỏi động mạch để quay trở về gan và loại khỏi cơ thể qua đường mật. Một số chuyên gia cho rằng HDL loại bỏ lượng cholesterol thừa trong máu, do đó làm chậm lại quá trình hình thành mảng xơ vữa. Do đó HDL được biết đến là một loại cholesterol tốt vì nếu như có nồng độ cao trong cơ thể thì nó sẽ bảo vệ cơ thể khỏi những cơn nhồi máu cơ tim. Và ngược lại, nếu nồng độ HDL thấp (dưới 40mg/dL ở nam và dưới 50mg/dL ở nữ) sẽ làm gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch và đột quỵ. Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ đối tượng có HDL thấp chỉ chiếm 4,1%. Đặc biệt hầu hết các chỉ số rối loạn lipid máu trên: Tỷ lệ tăng cholesterol máu, tăng triglycerid máu, tăng LDL-C máu có sự khác biệt rõ rệt trong các nhóm tuổi với p<0,05.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng chỉ ra rằng tỷ lệ lipid máu bị rối loạn giảm dần từ rối loạn 1 đến 4 chỉ số và thấp nhất là rối loạn cả 4 chỉ số

(0,2%); cao nhất là chỉ số lipid máu hoàn toàn bình thường (36,8%); tiếp đến là rối loạn 1 chỉ số (30,6%). Nghiên cứu của Trần Văn Long và cộng sự cho kết quả cao hơn khi có 52,8% đối tượng tham gia nghiên cứu bị rối loạn ít nhất một chỉ số lipid máu. Trong đó 0,6% rối loạn 4 chỉ số; 7% đối tượng bị

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 59 - 78)