Tình hình thực hiện các chương trình, dự án phòng chống bệnh không lây nhiễm

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 28 - 31)

không lây nhiễm

Có bốn dự án phòng chống BKLN, bao gồm bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản, cùng với Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em đang được triển khai trong chương trình mục tiêu quốc gia đến năm 2015. Trong những năm qua, các dự án này đã đạt được một số kết quả chính:

- Địa bàn triển khai dự án ngày càng được mở rộng cả ở 3 cấp tỉnh, huyện và xã.

- Hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ được triển khai ngày càng rộng rãi với nhiều hình thức đa dạng và phong phú.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho một đội ngũ đáng kể cán bộ y tế các tuyến.

- Tổ chức sàng lọc thụ động cho các đối tượng nguy cơ tại cộng đồng ở các quy mô khác nhau.

- Xây dựng và củng cố mạng lưới sàng lọc, chẩn đoán, quản lý điều trị bệnh ở các tuyến.

Khó khăn, vướng mắc

- Thiếu một mô hình, một đầu mối và cơ chế phối hợp, lồng ghép hoạt động của các dự án. Các dự án được triển khai theo ngành dọc, thiếu sự gắn

kết, chưa huy động được sự tham gia của các bộ, ngành, tổ chức khác ngoài ngành y tế. Chưa có một hệ thống giám sát chặt chẽ với hoạt động phòng chống các BKLN.

- Quy mô (địa bàn triển khai và mức độ bao phủ dân số) của các dự án vẫn còn hẹp và chậm được mở rộng. Ghi nhận ung thư mới được tiến hành ở 9 tỉnh, mới bao phủ được 20% dân số. Các dự án khác đã bao phủ 63 tỉnh thành phố song tỷ lệ các huyện xã tham gia vẫn còn hạn chế. Phân bố mạng lưới chưa hợp lý, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn.

- Năng lực triển khai dự án vẫn còn hạn chế do thiếu hụt nhân lực ở tất cả các tuyến, nhất là ở tuyến y tế cơ sở. Hoạt động tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, quản lý điều trị chủ yếu mới chỉ triển khai đến tuyến tỉnh.

- Hầu hết các dự án vẫn quan tâm nhiều hơn đến công tác điều trị, chưa coi trọng đúng mức công tác dự phòng. Việc sàng lọc theo hình thức thụ động tốn kém, không hiệu quả và khó thực hiện ở quy mô lớn trong khi sàng lọc chủ động và sàng lọc cơ hội thông qua khám chữa bệnh thường xuyên chưa được triển khai. Các hoạt động tư vấn, khám sàng lọc vẫn chưa được BHYT thanh toán.

- Thiếu nguồn kinh phí ổn định, bền vững cho việc triển khai các dự án. Đặc biệt, những năm gần đây, kinh phí cho triển khai các dự án bị cắt giảm mạnh, khiến cho các dự án phải cắt giảm hoạt động, giảm quy mô triển khai hoặc hoạt động cầm chừng. Có khả năng từ năm tới không còn kinh phí từ ngân sách nhà nước cho việc triển khai các dự án này.

- Việc tiếp cận thuốc điều trị còn gặp khó khăn do nhiều dự án đã ngừng việc cung cấp thuốc trong khi BHYT chưa thanh toán tiền thuốc cho các bệnh có dự án (tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) việc lựa chọn danh mục thuốc ở tuyến cơ sở chưa hợp lý hoặc quy định cấp thuốc chưa phù hợp do bệnh chưa được đưa vào danh mục bệnh mạn tính (ví dụ với

dự án phòng chống tăng huyết áp), thuốc không sẵn có thường xuyên do khó đấu thầu (thuốc điều trị tâm thần).

- Thiếu nguồn kinh phí ổn định, bền vững cho việc triển khai các dự án. Đặc biệt, những năm gần đây, kinh phí cho triển khai các dự án bị cắt giảm mạnh, khiến cho các dự án phải cắt giảm hoạt động, giảm quy mô triển khai hoặc hoạt động cầm chừng. Các dự án có nguy cơ bị cắt toàn bộ kinh phí từ ngân sách nhà nước từ năm tới.

- Vấn đề sức khoẻ tâm thần chưa được quan tâm lồng ghép trong phòng chống các BKLN. Chưa có Luật về sức khoẻ tâm thần.

- Nội dung tư vấn, truyền thông còn nghèo nàn, kém hấp dẫn, chưa cụ thể khó thực hiện.

Chương 2

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác quản lý và điều trị rối loạn lipid máu ở người từ 20 đến 59 tuổi tại khoa khám bệnh, bệnh viện đa khoa huyện thanh chương tỉnh nghệ an năm 2016 (Trang 28 - 31)