Điều kiện về vật chất:

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở việt nam 55 (Trang 46 - 48)

II CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TNLĐ&BNN Ở NƯỚC TA:

1 Điều kiện lao động:

1.1 Điều kiện về vật chất:

Đây là các yếu tố vật chất tác động đến sự an toàn lao động trong môi trường làm việc như: nhà xưởng, công cụ lao động, nguyên nhiên vật liệu…

a) Điều kiện nhà xưởng:

Thực tế cho thấy, ở Việt Nam có tới hơn 30% số doanh nghiệp công nghiệp có tình trạng nhà xưởng rất kém, không còn phù hợp với công nghệ sản xuất. Nhiều nhà xưởng được xây dựng từ những năm 70 qua thời gian sử dụng đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng vẫn được đưa vào sử dụng và còn nhiều người lao động đang phải làm việc trong điều kiện nhà xưởng tạm bợ đã và đang đe doạ tới sự an toàn sản xuất của người lao động.

b) Về công cụ lao động:

Tình trạng lao động thủ công vẫn còn phổ biến trong các doanh nghiệp. Theo số liệu điều tra của Bộ Lao động thương binh Xã hội năm 2003, có tới

49,78% số lao động phải làm việc với các công cụ thủ công, 45,7% lao động làm việc với công cụ cơ khí và nửa cơ khí, chỉ có 4,5% lao động được làm việc với thiết bị tự động hoá. Ngành có tỷ lệ lao động thủ công cao nhất là ngành trồng trọt và chăn nuôi (lao động thủ công chiếm tới 94,57%); hầu hết các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đều có tỷ lệ lao động thủ công cao so với các doanh nghiệp quốc doanh. Như vậy, có thể thấy số lao động được làm việc với các công cụ hiện đại còn chiếm tỷ lệ quá nhỏ so với số lao động phải làm việc với các công cụ cơ khí và nửa cơ khí điều này cho chúng ta thấy rõ hơn về tình trạng sản xuất còn hậu ở nước ta. Với công cụ cơ khí và nửa cơ khí nhiều như vậy thì tỉ lệ tai nạn lao động rất cao. Kinh nghiệm các nước trên thể giới đã chỉ ra rằng khi mức độ tự động hoá ngày càng cao thì tỷ lệ tai nạn lao động sẽ giảm, điều này cũng lí giải tại sao tỷ lệ lao động ở các nước đang phát triển lại cao hơn nhiều so với các nước phát triển nhiều lần như vậy. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần lưu ý trong việc sử dụng rộng rãi công nghệ kỹ thuật mới chuyển giao thì cần phải tính đến yếu tố phù hợp. Bởi các công nghệ mới cũng luôn tiềm ẩn các nguy cơ về tai nạn do người lao động chưa kịp làm quen và không hiểu hết các yếu tố gây nguy hiểm của các loại máy móc, thiết bị mới. Và cũng có một số trường hợp do các máy móc nhập khẩu lại có thiết kế không phù hợp với đặc điểm vóc dáng, cơ thể của người Việt Nam nên gây ra những căng thẳng thần kinh, tâm lý, rối loạn hệ xương và một số bệnh lý khác… trong khi sử dụng có thể dẫn tới tai nạn.

c) Về nguyên vật liệu:

Đây cũng là yếu tố tác động trực tiếp tới môi trường an toàn lao động. Theo số liệu điều tra của Vụ Y tế dự phòng - Bộ y tế thì số người lao động phải tiếp xúc với nguyên vật liệu không đảm bảo an toàn lao động chiếm tới 32,3% số lao động trong các doanh nghiệp sản xuất. Đây là nguyên nhân phát sinh ra bụi chứa hoá chất độc, chứa vi sinh vật gây hại, dễ gây chấn thương do va đập, dễ gây cháy nổ… nhất là khi vẩn chuyển, bốc dỡ, pha trộn…

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chế độ tai nạn lao động BNN cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội ở việt nam 55 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w