I THỰC TRẠNG VỀ TA NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHỆP Ở
2 Thực trạng bệnh nghề nghiệp:
Đồng hành với tai nạn lao động là bệnh nghề nghiệp. Do phải thường xuyên làm việc trong môi trường lao động xấu nên có một bộ phận người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, do công tác thống kê về bệnh nghề nghiệp ở nước ta còn nhiều hạn chế nên chưa phản ánh được đầy đủ tình hình bệnh nghề nghiệp. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm chúng ta chỉ khám được cho khoảng 20.000 người lao động, chiếm 1,2% tổng số lao động trong các doanh nghiệp. Trong số những người được khám, thì số người phát hiện mắc bệnh nghề nghiệp chiếm khoảng 14%. Đây là một con số con số khá khiêm tốn bởi trên thực tế có còn rất nhiều người chưa được khám để xác định có mắc bệnh hay không. Có tình trạng như trên là do công tác thống kê của chúng ta còn nhiều hạn chế, thêm vào đó tâm lí sợ mất việc hoặc bị chuyển xuống làm những công việc có thu nhập thấp hơn (do sức khoẻ giảm sút) khiến cho người lao động ngại đi khám để phát hiện bệnh. Còn phía chủ sử dụng lao động, một mặt do mải chạy theo lợi nhuận mặt khác lại bị hạn chế về tài chính nên chưa tổ chức thường xuyên việc khám bệnh theo quy định để kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp cũng như có được công tác điều trị kịp thời cho người lao động.
Theo số liệu thông kê của bộ Y tế cho thấy: trong năm năm trở lại đây, số người được xác định mắc bệnh nghề nghiệp bằng 2/3 số người được phát hiện của toàn bộ thời kì trước cộng lại. Mỗi năm chúng ta có thêm từ 1000 -1500 người lao động bị mắc bệnh đưa tổng số người mắc bệnh nghề nghiệp tính đến cuối năm 2004 là 21.597 người. Riêng trong năm 2004 cả nước có 1.312 người mắc bệnh nghề ngiệp. Trong đó, số người mắc bệnh nghề nghiệp tập trung chủ yếu vào các loại bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic chiếm 67,5% - Bệnh điếc do tiếng ồn chiếm 16,6%
- Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp chiếm 7,03% - Bệnh sạm da nghề nghiệp chiếm 3,9%.
- Các bệnh nghề nghiệp khác chiếm 4,97%
Tuy nhiên, ở một số địa phương còn chưa có hệ thống y tế khám và phát hiện bệnh nghề nghiệp nên theo ước tính của Viện Giám định y khoa Trung ương thì con số thực tế về người bị mắc bệnh nghề nghiệp ở Việt Nam còn gấp 8 lần số người đã được cấp sổ trợ cấp BHXH về bệnh nghề nghiệp.
Qua thực trạng nêu trên về TNLĐ&BNN, ta thấy xu hướng chung là thực trạng TNLĐ&BNN đang tăng lên về quy mô cũng như mức độ trầm trọng. điều này không những ảnh hưởng trực tiếp tới người lao động và gia đình họ mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế chung của cả nước. Trong tương lai, chúng ta cần có những biện pháp tích cực hơn nữa để hạn chế tối đa các vụ TNLĐ&BNN cũng như những thiệt hại mà chúng gây nên, có như vậy chúng ta mới có điều kiện để phát triển sản xuất hơn nữa.