I THỰC TRẠNG VỀ TA NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHỆP Ở
3 Những nguyên nhân gây ra TNLĐ&BNN
Theo kết quả điều tra và phân tích cho thấy nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là do chủ sử dụng lao động và người lao động vi phạm các tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật an toàn, hoặc không có quy trình, biện pháp làm việc an toàn… Trung bình hàng năm số vụ tai nạn do vi phạm tiêu chuẩn quy trình, quy phạm chiếm 53% số vụ, do không đảm bảo điều kiện làm việc chiếm tới 13,9% số vụ, do vi phạm về tuyển dụng, huấn luyện ATVSLĐ chiếm 11,3% số vụ, không thực hiện các biện pháp về ATVSLĐ đối với những công việc nặng nhọc, độc hại chiếm tới 9,1% số vụ tai nạn lao động. Sau đây, chúng ta cùng làm rõ nguyên nhân từ phía người sử dụng lao động, người lao động và phần nhiệm của các cơ quan chức năng:
3.1 Những sai phạm thường gặp từ phía chủ sử dụng lao động:
- Tình trạng phổ biến là không huấn luyện về an toàn lao động cho người lao động .
- Không đảm bảo điều kiện làm việc và môi trường làm việc an toàn cho người lao động theo quy định tại các tiêu chuẩn.
- Thiết bị không đảm bảo an toàn thậm chí không có thiết bị an toàn. Nhiều máy móc, thiết bị công cụ sản xuất không đảm bảo an toàn vẫn được đưa vào sử dụng.
- Không có quy trình biện pháp an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với những công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm
- Ngoài ra còn do các nguyên nhân khác như: Không thường xuyên kiểm tra nhắc nhở người lao động tuân thủ các quy định của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động; Không thực hiện đúng các quy định tại Thông tư liên tịch số 14/1998/TTLT- BLĐTBXH-BYT_TLĐLĐVN ngày 31/10/1998 của liên tịch Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác bảo hộ lao động trong doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; Không trang bị đầy đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và những nguyên nhân khách quan khó tránh khác.
3.2 Những sai phạm thường gặp từ phía người lao động:
- Nhiều người lao động do xuất thân từ các vùng nông thôn đi làm thuê không được đào tạo cơ bản qua trường lớp, nên khi vào làm việc chỉ được hướng dẫn về các thao tác trong công việc vì vậy không có được những hiểu biết luật pháp về an toàn lao động, cũng như không biết được các mối nguy hiểm cần phải đề phòng trong môi trường lao động của mình … dẫn tới những vụ tai nạn.
- Bên cạnh đó, có một số người lao động tuy đã được đào tạo cơ bản, được huấn luyện kỹ về an toàn lao động nhưng do chủ quan, chạy theo năng suất hoặc thậm chí do ý thức chấp hành kỷ luật kém … nên đã gây ra những tai
nạn lao động đáng tiếc cho chính bản thân mình và cả những người lao động làm việc bên cạnh.
- Nhiều trường hợp không sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo hộ cá nhân trong lao động mặc dù đã được người sử dụng lao động cấp phát đầy đủ và huớng dẫn cách sử dụng.
3.3 Những thiếu sót từ phía các cơ quan chức năng:
Để xảy ra các vụ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng có một phần lỗi của các cơ quan chức năng, chẳng hạn:
- Do công tác chỉ đạo chưa thường xuyên, thiếu nhậy bén dẫn tới việc thực hiện công tác bảo hộ lao động ở các doanh nghiệp chưa tốt.
- Số cuộc thanh tra, kiểm tra về việc thực hiện pháp luật lao động với các doanh nghiệp còn ít, mà hiệu quả lại chưa cao. Số lượng, chất lượng thanh tra viên chưa tương xứng với yêu cầu. Nhiều địa phương do thiếu thanh tra viên lao động nên hầu hết chỉ tiến hành các cuộc điều tra liên ngành mà không tiến hành được các cuộc thanh tra lao động. Do đó, không phát hiện kịp thời
những vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, dẫn tới có nhiều vụ vụ tai nạn lao động nghiêm trọng đã xảy ra.
- Thêm vào đó, một số lĩnh vực còn quản lí lỏng lẻo: như các doanh nghiệp tư nhân, Công ty trách nhiệm hữu hạn, Lao động trong nông - lâm - ngư nghiệp, các hộ kinh doanh các thể, các làng nghề … mà thực tế cho thấy tình hình tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp ở những nơi này cung đang ở mức báo động do môi trường ô nhiễm bởi thiếu các biện pháp quy hoạch tổng thể cần thiết…
- Việc xử lí các vụ tai nạn lao động còn chưa nghiêm minh, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động gây chết người, việc chậm tiến hành xử lý hoặc việc sử lý đôi khi chỉ mang tính chất hành chính nên chưa có tác dụng răn đe, cảnh cáo đối với các doanh nghiệp khác.
- Ngoài ra, còn có một số vụ mà việc xác định nguyên nhân còn chưa chính xác nên chưa đưa ra đúng và đầy đủ các biện pháp phòng ngừa tai nạn.
- Các cơ quan chức năng cũng chưa đưa ra được các biện pháp chỉ đạo tích cực cho các doanh nghiệp đối với các nguyên nhân gây tai nạn lao động lặp đi lặp lại nhiều lần.
Thiết nghĩ để xảy ra tai nạn lao động và mắc bệnh nghề nghiệp trách nhiệm không phải thuộc riêng ai, muốn giảm bớt được tình hình này chúng ta cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía: đó là ý thức trách nhiệm của người lao động, đó là việc cải thiện môi trường lao động của người chủ sử dụng lao động và là việc chỉ đạo có hiệu quả của các cơ quan chức năng trong công tác này.