Nghiên cứu của Nguyễn Văn Song và cộng sự (2011) xác định mức sẵn lòng chi trả (WTP) để thu gom, quản lý, xử lý chất thải sinh hoạt của các hộ nông dân ở thị trấn Trâu Quỳ và xã Kiêu Kỵ thuộc huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tạo dựng thị trường (Contingent Valuation Method - CVM) nhằm tạo một thị trường chưa tồn tại với viễn cảnh được đưa ra là giả định chất lượng hàng hóa dịch vụ môi trường sẽ được cải thiện đáng kể như có nhiều chuyến chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt hơn, đường phố có nhiều cây xanh và luôn sạch đẹp nhằm tạo cảnh quan, môi trường xanh, sạch, đẹp thì mức sẵn lòng chi trả cho sự cải thiện dịch vụ đó là bao nhiêu. Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu này để xác định WTP là kỹ thuật thẻ thanh toán (Payment Card) với mức sẵn lòng chi trả thấp nhất là 0 đồng và mức cao nhất là trên 20.000 đồng/người/tháng. Mô hình hồi quy được sử dụng để phân tích mức độ ảnh hưởng của một số yếu tố chính tới mức sẵn lòng chi trả của 116 hộ nông dân thực hiện dịch vụ thu gom, quản lý, xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Tác giả chọn một số biến bao gồm giới tính (Gen), trình độ học vấn (Edu), thu nhập (Inc), nghề nghiệp (D1 - buôn bán, D2 - công chức, D3 - nông nghiệp, D4 - sản xuất nhỏ), tuổi (Age) và số người/một hộ gia đình (N) đưa vào mô hình nghiên cứu: WTPi = β0 + β1 Geni + β2 Edui + β3 Inci + β4 D1i + β5 D2i + β6 D3i + β7 D4i + β8 Age + β9 Nf + ui .
Kết quả ước lượng hồi quy của các yếu tố ảnh hưởng tới mức sẵn lòng chi trả của 116 hộ nông dân: WTP = 1,7758 + 0,6180Gen + 0,1062Edu + 0,0028Inc + 0,4972D1 + 0,5183 D2 + 0,7770D3 + 0,2753D4 + 0,0282Age - 1,0042Nf .
Các biến đưa vào mô hình đã giải thích 51,12% sự thay đổi của mức WTP. Các biến có tác động dương (+) đến WTP bao gồm giới tính, trình độ, thu nhập, nghề nghiệp, tuổi; biến có tác động âm (-) đến WTP là số người/một hộ gia đình.
Bằng phương pháp bình quân gia quyền cùng với số liệu điều tra phỏng vấn, nghiên cứu này xác định được mức chi trả bình quân của hộ nông dân là WTP = 6.000 đồng/người/tháng.
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Ngãi và cộng sự (2012) xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân đối với cấp nước sạch tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Để nghiên cứu những biến phụ thuộc và biến độc lập, tác giả áp dụng phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM), trên cơ sở tiến hành điều tra khảo sát 172 hộ gia đình về mức sẵn lòng trả cho việc sử dụng dịch vụ cấp nước sạch và đồng thời điều tra phỏng vấn các yếu tố khác có liên quan của hộ gia đình. Nghiên cứu này dùng phương pháp định lượng xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS) để phân tích đánh giá xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả của hộ gia đình. Tác giả chọn một số biến bao gồm giới tính của chủ hộ (GT), tuổi của chủ hộ (TUOI), địa chỉ nhà của chủ hộ (KV), trình độ học vấn của chủ hộ (TĐHV), nghề nghiệp của chủ hộ (NN), số người trong hộ (SN), số người đi làm có thu nhập (ĐL), tổng thu nhập hàng tháng (TTN), nguồn nước đang sử dụng (NGN), lượng nước sử dụng của hộ (LN) và nhận thức môi trường (NT).
Mô hình được sử dụng cụ thể là: WTP = B0 + B1 GT + B2 TUOI + B3 KV + B4 TĐHV + B5 NN + B6 SN + B7 ĐL + B8 TTN + B9 NGN +B10 LN +B11 NT + e.
Kết quả khảo sát về mức sẵn lòng trả WTP trung bình của chủ hộ cho 1m3
nước sạch khi cấp đến từng hộ gia đình là 4.956 đồng, cao nhất là 7.500 đồng, thấp nhất là 4.000 đồng.
Kết quả mô hình hồi quy biểu diễn quan hệ tuyến tính giữa mức sẵn lòng trả với 7 yếu tố ảnh hưởng: WTP = 3.566 + 240,8KV + 47,8TĐHV - 83,6SN + 169,2ĐL + 54,9TTN + 400,4NGN + 366,6NT + 564,089
Có 58% thay đổi của mức sẵn lòng trả WTP được giải thích bởi các biến độc lập: địa chỉ của chủ hộ (KV), trình độ học vấn của chủ hộ (TĐHV), quy mô hộ
(SN), số người đi làm trong hộ (ĐL), tổng thu nhập hàng tháng của hộ gia đình (TTN), nguồn nước sử dụng của hộ (NGN), nhận thức môi trường của chủ hộ (NT).
Nghiên cứu này phát hiện thêm 4 yếu tố mới được tìm thấy có ý nghĩa thống kê là các biến: khu vực ở của hộ, số người đi làm trong hộ, nguồn nước sử dụng và nhận thức môi trường.
Nghiên cứu của Ezebilo (2013) về mức sẵn lòng trả tiền để cải thiện quản lý chất thải rắn liên quan đến các hộ gia đình. Các dữ liệu của nghiên cứu có nguồn gốc từ một cuộc khảo sát đánh giá ngẫu nhiên tiến hành trên 236 hộ gia đình ở thành phố Ilorin, thủ phủ bang Kwawa, Nigeria. Mô hình logit nhị phân được sử dụng để giải thích cho một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người trả lời phỏng vấn. Kết quả cho thấy rằng hơn 80% người trả lời đồng tình hỗ trợ công tác quản lý chất thải khu dân cư. Những người được hỏi sẵn sàng trả trung bình 3.660 Nigeria Naira (tương đương 24 USD) mỗi năm.
Thu nhập, giáo dục, loại nhà ở và sự hài lòng của người trả lời phỏng vấn với sự tham gia của khu vực tư nhân trong việc cung cấp các dịch vụ quản lý chất thải ảnh hưởng tích cực đến mức sẵn lòng chi trả của người trả lời phỏng vấn.
Giá, giới tính, quy mô hộ gia đình và các hoạt động thanh tra vệ sinh hộ gia đình có ảnh hưởng tiêu cực đến mức sẵn lòng trả.
Nghiên cứu này cho thấy rằng người dân Ilorin sẵn sàng trả tiền để cải thiện việc quản lý chất thải khu dân cư. Phụ nữ thường đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý chất thải tại Ilorin, do đó phụ nữ nên tích cự tham gia nhiều hơn vào việc thiết kế các chiến lược quản lý chất thải; và điều quan trọng nữa là các đợt thanh tra vệ sinh phải chú ý nhiều hơn đến giám sát việc thực hiện trách nhiệm cung cấp dịch vụ quản lý chất thải khu dân cư của các công ty tư nhân.
Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể đóng góp những kiến thức liên quan đến việc thiết kế một chiến lược quản lý chất thải khu dân cư bền vững hơn ở Nigeria và các nước khác có điều kiện tương tự.
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Chương 3 trình bày quy trình nghiên cứu, mô hình thống kê mô tả nhằm tìm ra các mối tương quan giữa các biến trong mô hình đến mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền khai thác cát.