Phương pháp đánh giá mức sẵn lòng chi trả (WTP)

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 39 - 43)

Đề tài này sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) làm thước đo trực tiếp mức sẵn lòng chi trả (WTP). Định giá bằng cách khảo sát doanh nghiệp sẵn lòng trả mức tiền cấp quyền là bao nhiêu cho 1m3 cát khai thác được.

Phương cách được áp dụng là phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua điện thoại chủ doanh nghiệp, kế toán trưởng, bộ phận kỹ thuật công trường và gửi Phiếu khảo sát qua đường bưu điện.

Ưu điểm của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là có thể áp dụng tương đối rõ ràng và linh hoạt so với các phương pháp định giá khác để ước lượng giá trị trực tiếp sử dụng của khoáng sản cát.

Nhược điểm của phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là kết quả điều tra phụ thuộc nhiều vào cách đặt vấn đề của người điều tra, cách chọn mẫu làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với giá trị thực. Theo Turner (1995) có một số trở ngại tiềm ẩn đối với nhà phân tích thiếu thận trọng sẽ làm sai lệch:

(i) Nói ít đi mức sẵn lòng trả (WTP): Bản chất giả thuyết của phương pháp CVM làm cho câu trả lời của các cá nhân không đúng với sự thật, có xu hướng nói bớt đi mức giá mà người ta sẽ thực sự trả.

(ii) Sai lệch do điểm khởi đầu khi đặt vấn đề bằng lòng trả (Starling point bias): Vì ban đầu đưa ra mức giá khởi điểm từ cao xuống thấp hoặc từ thấp lên cao nên sẽ gợi ý cho người trả lời và sẽ ảnh hưởng đến câu trả lời WTP của họ. Đề tài này hỏi trực tiếp mức giá của các yếu tố cấu thành WTP được tính toán trên phương diện đầu tư và cả khu vực.

(iii) Sai lệch thông tin (Information bias): Do thông tin thể hiện cho người được thông tin sai lệch, hiểu nhầm giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn hoặc sai lệch do cách thức thiết kế câu hỏi, cách thể hiện câu hỏi.

(iv) Sai lệch do gợi ý cách bằng lòng trả (Payment vehicle bias): Cách gợi ý bằng lòng trả của người phỏng vấn rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới tâm lý, suy đoán của người được phỏng vấn.

(v) Sai lệch do phỏng vấn và người trả lời (Interview and respondent bias): Người phỏng vấn cũng phải được tập huấn chu đáo và hiểu được hoàn cảnh, môi trường, đối tượng phỏng vấn.

(vi) Sai lệch do giả thuyết (Hypothetical bias): Trong quá trình phỏng vấn, điều tra, tính lý thuyết và sự giả định thường dẫn tới sai lệch trong phỏng vấn.

(vii) Sai lệch do chiến lược của người được phỏng vấn (Strategic bias): Người được phỏng vấn thường có các chiến lược trả lời nếu cách thể hiện câu hỏi của người phỏng vấn khiến họ không thoải mái hoặc nghi ngại một điều gì đó.

Bởi sai lệch trong phương pháp đánh giá ngẫu nhiên là nhiều và tương đối lớn, để loại trừ, hạn chế những sai lệch này đòi hỏi phải thiết kế câu hỏi và phỏng vấn thử (pretesting of questionanaires), quản lý điều tra, kỹ năng xử lý các chương trình chuyên dùng về kinh tế lượng cho CVM.

Các bước thực hiện phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

Bước 1: Xác định các mục tiêu cụ thể - Xác định đối tượng khảo sát.

- Xác định các biến cần định lượng.

- Thiết lập giá trị dùng để ước lượng và dùng đơn vị đo. - Xác định khoảng thời gian tiến hành khảo sát.

Bước 2: Thiết kế câu hỏi

Bước này xác định đối tượng khảo sát là ai; kích thước mẫu tiến hành khảo sát bao nhiêu và các thông tin liên quan khác trong bảng hỏi.

Cách tiến hành khảo sát bằng phiếu khảo sát gửi qua bưu điện, gửi thư điện tử, gọi điện hay điều tra trực tiếp chủ doanh nghiệp.

Trong quá trình khảo sát thì phỏng vấn là phương pháp quan trọng nhất. Điều tra bằng cách gọi điện hoặc gửi thư điện tử thì rất ngắn gọn. Điều tra bằng cách gọi điện thoại có thể chi phí thấp hơn nhưng thông thường rất khó để hỏi những câu hỏi theo phương pháp đánh giá ngẫu nhiên bởi vì giới hạn số lượng thông tin yêu cầu liên quan. Khảo sát bằng gửi thư điện tử khi người điều tra muốn khảo sát một mẫu rộng, trên nhiều vùng địa lý.

Bước 3: Thiết kế mẫu khảo sát thực tế Câu hỏi phỏng vấn gồm các nội dung:

Thông tin mỏ cát: để thu thập các thông tin cơ bản của mỏ cát được cấp phép khai thác.

Phần 1: Thông tin cá nhân, gồm 3 câu hỏi về giới tính, độ tuổi và trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp.

Phần 2: Phần khảo sát, gồm 16 câu hỏi về thời điểm khai thác, đặc điểm của khu vực khai thác, số lao động tham gia khai thác; chi phí khi khai thác, kết quả khai thác, nơi bán cát, hình thức bán cát chủ yếu, cát được sử dụng vào mục đích gì, số lượng cát doanh nghiệp muốn khai thác mỗi năm; thái độ nhận thức về sử dụng tài nguyên, tác động môi trường lên bờ sông và mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền cho 1m3 cát khai thác được.

Bước 4: Xử lý số liệu

Bước này tiến hành tổng hợp thông tin thu được và xử lý số liệu, bao gồm: loại bỏ Phiếu khảo sát không hợp lệ, mã hóa, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu.

Bước 5: Ước lượng mức sẵn lòng trả (WTP)

Dữ liệu được phân tích bằng phần mềm Excel và SPSS 22 để xác định các thông số cần thiết cho báo cáo như giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của mẫu; các giá trị trung bình, lớn nhất, nhỏ nhất của WTP. Thực hiện thống kê mô tả mối tương quan giữa các biến có trong mô hình và mức sẵn lòng trả.

Phương pháp hỏi giá sẵn lòng trả

Đề tài này sử dụng câu hỏi mở (người trả lời được yêu cầu nói WTP tối đa của họ, phỏng vấn viên không đưa ra một mức giá cụ thể nào) để suy ra mức tiền cấp quyền mà doanh nghiệp gán cho 1m3 cát khai thác được.

Câu hỏi mở tạo cho người trả lời sự tự do diễn đạt ý tưởng chứ không trả lời theo khuôn mẫu định sẵn. Tuy nhiên, một số người không có khả năng trả lời một

số câu hỏi sẽ dẫn đến kết quả thiếu thông tin. Câu hỏi mở giúp tránh được sự thiên lệch từ phía người hỏi nhưng có thể bị thiên lệch từ phía người trả lời. Thông tin phong phú nên xử lý thông tin và phân tích dữ liệu phức tạp hơn.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 39 - 43)