Ảnh hưởng của mục đích sử dụng cát

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 75 - 77)

Theo số liệu khảo sát cho thấy mục đích sử dụng cát sau khi khai thác có tác động mạnh đến mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền bình quân cho 1m3 cát. Doanh nghiệp khai thác cát cung cấp cho sản xuất gạch và xây dựng nhà có mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền cao nhất đạt 2.421 đồng, cao hơn đến 18% nếu cung cấp cát cho xây dựng đường bộ chỉ ở mức 2.000 đồng, đây cũng là mức sẵn lòng chi trả thấp nhất. Khi mục đích sử dụng cát được mở rộng thành các nhóm: (i) nhóm sản xuất gạch, xây nhà, xây khu cụm công nghiệp; (ii) nhóm sản xuất gạch, xây nhà, làm đường bộ, xây khu cụm công nghiệp, lấp đường ống thì mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền giảm xuống so với khi chỉ sản xuất gạch và xây nhà nhưng mức độ giảm không nhiều và xoay quanh mức 2.281 đồng. Có thể giải thích khi mở rộng mục đích sử dụng cát sang xây dựng công nghiệp làm giảm giá bán bình quân khi hợp

đồng cung cấp cát thường có khối lượng lớn và thời gian thanh toán chậm, kéo theo mức sẵn lòng trả tiền cấp quyền giảm.

Hình 4.26: Mức sẵn lòng trả theo mục đích sử dụng cát

Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)

2520.0 2421.0 2000.0 2362.0 2200.0 .0 500.0 1000.0 1500.0 2000.0 2500.0 3000.0 Mức tiền cấp

quyền quy định Gạch, xây nhà Đường bộ Gạch, xây nhà; khu, cụm CN Gạch, xây nhà; đường bộ, khu, CCN; lấp đường

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ

Chương 5 trình bày kết luận căn cứ trên kết quả nghiên cứu tại Chương 4; kết hợp hiện trạng thực tế trong công tác quản lý tài nguyên cát trên địa bàn tỉnh Bình Định đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý tài nguyên cát tại tỉnh Bình Định.

Một phần của tài liệu Quản lý tài nguyên cát và mức sẵn lòng chi trả tiền cấp quyền khai thác cát của doanh nghiệp tại tỉnh bình định (Trang 75 - 77)