Giai đoạn 2014-7/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 44 doanh nghiệp hoạt động khai thác cát, trong đó có 02 doanh nghiệp đang có hoạt động khai thác ở 02 điểm mỏ cát, các doanh nghiệp còn lại đều khai thác tại 01 điểm mỏ cát.
Thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, hiện nay các doanh nghiệp khai thác cát làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh phải thực hiện thăm dò đánh giá trữ lượng mỏ làm tiền đề lập dự án đầu tư khai thác lâu dài, đây cũng là cơ sở để tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản cát của cơ quan nhà nước.
Đến ngày 31/7/2016, trên địa bàn tỉnh Bình Định có 29 giấy phép còn hiệu lực đang hoạt động khai thác cát, 8 doanh nghiệp đang thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác, 3 doanh nghiệp đang ngừng khai thác để thực hiện thủ tục thăm dò trữ lượng để cấp phép khai thác lâu dài (từ hai năm trở lên), 2 doanh nghiệp đang ngừng khai thác để thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép.
Hình 4.5: Loại hình doanh nghiệp hoạt động khai thác cát (2014-7/2016)
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả (2016)
Bên cạnh đó, để cung ứng kịp thời nguồn vật liệu thi công xây dựng các dự án hạ tầng trọng điểm trên địa bàn tỉnh như Quốc lộ 1A, Quốc lộ 19, hầm đường bộ
0 0 0 5 0 0 1 19 0 1 1 17 0 5 10 15 20 DN 100% vốn nước ngoài DN có vốn nhà nước Hợp tác xã Doanh nghiệp tư nhân
2016 2015 2014
đèo Cù Mông, UBND tỉnh Bình Định đồng ý cho 3 nhà thầu là Công ty cổ phần tập đoàn Phúc Lộc (UBND tỉnh Bình Định, 10/6/2014, 2351/UBND-KTN), Công ty cổ phần đầu tư Nắng Ban Mai (UBND tỉnh Bình Định, 07/4/2016, 1244/UBND-KT), Công ty TNHH Thiên Hưng Mỹ Thọ (UBND tỉnh Bình Định, 13/7/2016, 2887/UBND-TH) được phép khai thác cát tại 4 vị trí đã được UBND tỉnh thống nhất trong thời gian lập hồ sơ cấp phép khai thác khoáng sản cát với điều kiện doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ bao gồm: (i) hoàn thành việc bồi thường giải phóng mặt bằng, (ii) ký gửi tạm các khoản tiền phải nộp vào ngân sách, tiền ký quỹ môi trường, (iii) có văn bản cam kết hoàn thành hồ sơ cấp giấy phép khai thác khoáng sản cát trong thời hạn 90 ngày làm việc theo quy định, phải đăng ký thời gian khai thác với Sở Tài nguyên và Môi trường, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương nơi có mỏ khoáng sản.
Hình 4.6: Sơ đồ quy trình cấp phép khai thác cát
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định (2016) Thống nhất
vị trí thăm dò
Thực hiện thăm dò
Phê duyệt báo cáo kết quả thăm dò
Lập - Phê duyệt Thiết kế mỏ
Lập - Phê duyệt Hồ sơ môi trường
Thuê đất, Giao đất trên thực địa Tính tiền cấp quyền khai thác Khai thác cát Thủ tục cấp giấy phép khai thác
Hình 4.7: Số liệu cấp phép hoạt động khai thác cát (2014-7/2016)
Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát của tác giả (2016)
Trong giai đoạn 2014-7/2016, UBND tỉnh Bình Định đã cấp phép tổng trữ lượng khai thác đạt 2.934.152,5 m3 cát trên diện tích 136,85 ha với công suất khai thác cấp phép 557.372 m3/năm.
Hình 4.8: Trữ lượng cát đã cấp phép (2014-7/2016)
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)
29, 63% 2, 4,3%
2, 4,3%
8, 17,5%
3, 6,6% 2, 4,3% Còn hiệu lực đang khai thác Cho phép khai thác trước, lập hồ sơ sau (đang khai thác) Cho phép khai thác trước, lập hồ sơ sau (chưa khai thác) Đang thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác Ngừng khai thác để thực hiện thăm dò Ngừng khai thác để gia hạn giấy phép khai thác 502338.0 1196651.0 1235163.500 217372.0 179500.0 160500.0 - 200000.0 400000.0 600000.0 800000.0 1000000.0 1200000.0 1400000.0 2014 2015 2016 Trữ lượng cấp phép (m3) Công suất khai thác (m3/năm)
Hình 4.9: Trữ lượng cát cấp phép đang khai thác (2014-7/2016)
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)
Hình 4.10: Trữ lượng cát cấp phép đang ngừng, chưa khai thác (2014-7/2016)
Nguồn: Kết quả phân tích của tác giả (2016)