2. 2:
2.4 Kế toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ngoài chi phí sản xuất trực tiếp còn phát sinh những chi phí gián tiếp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh như: chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
-Kế toán chi phí bán hàng:
+ Chi phí bán hàng: là toàn bộ các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản ph m, bao gồm: chi phí chào hàng, giới thiệu sản ph m, quảng cáo sản ph m, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản ph m (trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,. . .
+Tài khoản sử dụng : TK 641- Chi phí bán hàng.
Tài khoản 641 được mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí bán hàng như: sản , nhóm sản , khu vực bán hàng,…
+Quá trình tập hợp chi phí bán hàng như sau: với những chi phí bán hàng có liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí riêng biệt thì tập hợp trực tiếp cho từng đối tượng đó. Trường hợp chi phí bán hàng có liên quan đến nhiều đối tượng tập hợp chi phí thì tập hợp chung theo nhóm sau đó áp dụng phương pháp phân bổ gián tiếp chi phí cho từng đối tượng chịu phí liên quan.
- Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp:
+Chi phí quản lý doanh nghiệp: là toàn bộ các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp, . . .); chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao tài sản cố định dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (điện, nước, điện thoại, fax, bảo hiểm tài sản, cháy nổ, . . .); chi phí bằng tiền khác (tiếp khách, hội nghị khách hàng, …).
+ Tài khoản sử dụng : TK 642- Chi phí quản lý doanh nghiệp. Tài khoản 642 được mở chi tiết cho từng nội dung chi phí.
+ Quá trình tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp như sau: chi phí quản lý doanh nghiệp được tập hợp chung cho toàn doanh nghiệp. Cuối kỳ, kế toán tiến hành phân bổ chi phí quản lý doanh nghiệp cho từng đối tượng chịu phí theo tiêu thức phù hợp.
2.5
ABC (Activity Based Costing) 2.5.1
trên cơ ABC
.
.
2.5.2
. . 2.5.3 . . 1 : : , 2 : : Chi p chung 1. 2.5.4 .
nh công ty. , . . - .
. -
.
.
2.6 Kiểm soát chi phí
2.6.1 Sự cần thiết phải kiểm soát chi phí
Trong kinh doanh, kiểm soát chi phí là kiểm chứng xem các khoản chi phí phát sinh có thực hiện theo đúng với kế hoạch đã đề ra hay không và tìm ra nguyên nhân sai sót để có biện pháp điều chỉnh. Kiểm soát chi phí là một hoạt động cần thiết cho tất cả các doanh nghiệp vì:
- Kiểm soát chi phí có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong thị trường cạnh tranh. Kiểm soát chi phí để tiết kiệm chi phí, giảm giá thành sản sẽ giúp doanh nghiệp đạt được lợi nhuận cao. Kiểm soát chi phí sẽ giúp nhà quản trị vạch ra khả năng và các biện pháp hạ giá thành một cách hợp lý và có hiệu quả.
-Kiểm soát chi phí là phần chủ yếu của kiểm soát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là căn cứ giúp nhà quản trị doanh nghiệp có những quyết định kịp thời về giá bán sản , chọn phương án sản xuất, đưa ra những quyết
định về các chi phí ngắn hạn cũng như dài hạn của doanh nghiệp.
-Kiểm soát chi phí thông qua báo cáo phân tích biến động chi phí giữa thực tế và định mức là phương tiện hỗ trợ tích cực cho nhà quản trị kiểm tra lại quá trình xây dựng định mức các khoản mục chi phí đã hợp lý chưa, từ đó điều chỉnh kịp thời những định mức xa rời thực tế.
-Chi phí được xem là một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu quả quản lý. Thông qua kiểm soát chi phí nhà quản trị thực hiện chức năng đánh giá hiệu quả hoạt động và đánh giá trách nhiệm quản lý tại các trung tâm chi phí, từ đó tăng cường tính tự chịu trách nhiệm về chi phí tại các trung tâm chi phí, kiểm soát được toàn bộ những chi phí phát sinh, đảm bảo lợi ích mang lại lớn hơn chi phí phát sinh.
2.6.2 Phân bổ chi phí theo mức độ hoạt động (ABC)
ABC (Activity based costing): hệ thống chi phí dựa trên mức độ hoạt động . ABC gồm hai yếu tố chính là đo lường chi phí và đo lường mức độ thực hiện của các hoạt động và nguồn lực cho từng đối tượng chịu phí. Chi phí các nguồn lực được phân bổ đến từng đối tượng hoạt động, sau đó chi phí các hoạt động được phân bổ đến các đối tượng chịu phí dựa trên mức độ sử dụng của chúng.
ABC cho phép các chi phí gián tiếp và chi phí hỗ trợ cho sản xuất được phân bổ, trước tiên tới các hoạt động, sau đó tới sản , dịch vụ.
Các bước thực hiện ABC:
- Xác định các hoạt động chính: các hoạt động này như lên kế hoạch sản xuất, lắp đặt máy, mua vật tư, kiểm tra chất lượng sản ,…được xác định thông qua việc phân tích ban đầu, kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất, thực hiện phỏng vấn những nhân viên liên quan. Giai đoạn này là xây dựng danh sách các hoạt động cũng như cung cấp thông tin hữu ích cho việc phân bổ chi phí các nguồn lực đến các hoạt động riêng biệt.
-Tập hợp trực tiếp chi phí vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu phí: trong giai đoạn này, nếu như xác định được các chi phí đang tập hợp sử dụng cho đối tượng chịu phí nào hay thuộc hoạt động nào thì tập hợp trực tiếp vào đối tượng chịu phí hay hoạt động đó.
- Phân bổ chi phí các nguồn lực vào các hoạt động: các chi phí nguồn lực được tiêu hao trong một giai đoạn nếu không tập hợp trực tiếp vào các hoạt động hoặc đối tượng chịu phí sẽ được tiếp tục phân bổ đến từng hoạt động trong hệ thống ABC. Những chi phí nguồn lực này sẽ được phân bổ đến các hoạt động với tiêu thức phân bổ dựa trên mối quan hệ nhân-quả. Có thể áp dụng phương pháp đo lường mức độ tiêu hao nguồn lực vào các hoạt động hoặc tiến hành phỏng vấn những người làm việc trực tiếp, người quản lý nơi phát sinh chi phí để thu thập những thông tin hợp lý cho việc ước lượng chi phí tiêu hao nguồn lực cho các hoạt động khác nhau.
- Phân bổ chi phí các hoạt động vào các đối tượng chịu phí: trong giai đoạn này đòi hỏi phải lựa chọn tiêu thức phân bổ cho chi phí các hoạt động. Có nhiều yếu tố tác động đến việc lựa chọn tiêu thức phân bổ phù hợp:
+Diễn giải được mối quan hệ giữa các hoạt động và đối tượng chịu phí; +Được đo lường và tính toán một các dễ dàng;
+Cân nhắc chi phí của việc đo lường, phải có sự kết hợp tốt nhất giữa mục tiêu chính xác với chi phí cho việc đo lường.
Tiêu thức phân bổ chi phí có 3 loại:
- Tiêu thức phân bổ dựa trên số lần thực hiện: như số lần chu n bị máy, số lượng đơn đặt hàng mua hàng được thực hiện, số lần kiểm định được thực hiện,…là những tiêu thức phân bổ có thể đếm được khi một hoạt động được thực hiện. Đây là tiêu thức phân bổ ít tốn kém nhưng không chính xác bởi vì tiêu thức này thừa nhận rằng chi phí nguồn lực sẽ tốn kém giống nhau cho mỗi hoạt động được thực hiện. - Tiêu thức phân bổ theo lượng thời gian: tiêu thức này liên quan đến số lượng thời gian yêu cầu để thực hiện một hoạt động. Tiêu thức này được sử dụng khi có sự khác nhau đáng kể về số lượng thời gian giữa các hoạt động được thực hiện cho các đối tượng chịu phí. Chi phí cho việc đo lường theo tiêu thức này cao hơn chi phí đo lường theo tiêu thức phân bổ dựa theo số lần thực hiện.
- Tiêu thức phân bổ theo mức độ hoạt động: đây là là tiêu thức phân bổ chi phí chính xác nhất nhưng cũng tốn kém nhất. Trong trường hợp này, chi phí hoạt
động phải được tính trực tiếp vào sản dựa trên yêu cầu công việc và phải theo dõi, tập hợp các chi phí hoạt động phát sinh riêng cho sản đó.
2.6.3 Xây dựng hệ thống chi phí định mức
Để tiến hành kiểm soát chi phí, người quản lý phải đưa ra định mức tiêu chu n thích hợp. Việc kiểm soát chi phí chỉ có ý nghĩa khi các chi phí định mức được xây dựng tiên tiến, phù hợp với năng lực sản xuất của doanh nghiệp. N guyên nhân gây ra mức chênh lệch chi phí khi so sánh giữa thực tế với định mức là vấn đề mà các nhà quản lý cần phải xử lý kịp thời để đạt được mục tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là thu được lợi nhuận cao nhất để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Định mức chi phí đầu vào gồm định mức về lượng và giá của các khoản mục chi phí sản xuất. Lượng định mức là lượng tiêu hao cần thiết trong quá trình sản xuất, giá định mức là giá phải trả.
Chi phí
= Lượng x Giá
định mức định mức định mức
Các phương pháp xác định chi phí định mức :
-Phương pháp kỹ thuật: phương pháp nàyđòi hỏi sựkết hợp của các chuyên gia kỹ thuật để nghiên cứu thời gian thao tác công việc nhằm mục đích xác định lượng hao phí cần thiết để sản xuất sản trong điều kiện về công nghệ, khả năng quản lý và nguồn nhân lực hiện có tại doanh nghiệp.
- Phương pháp phân tích số liệu lịch sử: trên cơ sở thống kê, phân tích số liệu
về chi phí và giá thành đạt được ở những kỳ trước để đưa ra định mức chi phí. Tuy nhiên phải xem kỳ này có gì thay đổi và phải xem xét những chi phí phát sinh các kỳ trước đã phù hợp hay chưa, nếu không hợp lý, hợp lệ thì bỏ hay xây dựng lại.
-Phương pháp điều chỉnh: điều chỉnh chi phíđịnh mức cho phù hợp với điều kiện hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.
kiểm soát chi phí khi doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất ổn định và nguồn cung cấp nguyên vật liệu, nhân công thường xuyên ít biến động.