2. 2:
2.6.4 Kiểm soát chi phí phục vụ việc đánh giá hiệu quả kinh tế
Mọi sự biến động của các khoản mục chi phí đầu vào được tác động bởi nhiều nhân tố ảnh hưởng khác nhau, trong đó có hai nhân tố chi phối phần lớn sự biến động đó là nhân tố lượng và nhân tố giá. Các nhà quản lý phải tập trung xây dựng lượng định mức và giá định mức cho mỗi khoản chi phí đầu vào nhằm làm cơ sở để tính sự biến động của các khoản mục chi phí khi so sánh số thực tế phát sinh so với định mức.
Công cụ để kiểm soát chi phí là các báo cáo kiểm soát chi phí. Để đánh giá hiệu quả kinh tế tại các trung tâm chi phí đòi hỏi kỹ thuật phân tích các khoản biến động chi phí như: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Đồng thời xác định các nguyên nhân chủ quan khách quan tác động đến tình hình thực hiện định mức chi phí.
Tất cả các chi phí phát sinh tại các bộ phận đều đươc đưa ra để phân tích biến động. Các chi phí phát sinh được phân thành biến phí và định phí để phân tích biến động chi phí. Sau khi điều tra và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của những biến đồng này, doanh nghiệp sẽ đề ra các biện pháp cắt giảm chi phí.
2.6.5 Kiểm soát chi phí phục vụ việc đánh giá trách nhiệm quản lý.
Công cụ dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý ở các trung tâm chi phí là báo cáo kiểm soát.
Các nhà quản lý sử dụng dự toán linh hoạt và dự toán tĩnh để phân tích kết quả hoạt động, chỉ ra được số chênh lệch chi phí nào là do kiểm soát chi phí và số chênh lệch nào do khối lượng sản xuất gây ra.
Báo cáo kiểm soát chi phí dùng để đánh giá trách nhiệm quản lý của bộ phận chỉ trình bày các chi phí có thể kiểm soát được ở bộ phận đó. Chi phí có thể kiểm soát được phân theo các yếu tố và theo chi tiết đủ để cung cấp thông tin hữu ích cho việc đánh giá trách nhiệm quản lý.
Đặc trưng của báo cáo kiểm soát chi phí là: - Phải liên quan đến trách nhiệm cá nhân.
- Kết quả thực tế phải được so sánh với chuNn mực có sẳn tốt nhất. - Thông tin quan trọng phải được làm nổi bật.