Tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoahuyện Nam Trực

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 47 - 53)

- Phạm vi thời gia n: tháng 9/2015 – tháng 1/ 2016 Phạm vi không gian : Bệnh Đa khoa huyện Nam Trực.

3.3.1.Tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoahuyện Nam Trực

3.3.1. Tổ chức quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện NamTrực Trực

3.3.1.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý chất thải rắn y tế

Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực quản lý CTRYT dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật sau đây:

-Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của thủ tướng chính phủ quy định chi tiết một số điều luật của luật bảo vệ môi trường 2014.

-Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT về quy chế quản lý chất thải y tế. -Công văn số 8256/BYT-ĐTr ngày 6/11/2007 của bộ y tế về việc hướng

-Thông tư số 18/2009/TT-BYT ngày 14/10/2009 về hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở khám chữa bệnh.

-Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT, ban hành ngày 14/4/2011 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Luật bảo vệ môi trường 2014 được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014.

-Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường.

Dựa vào những văn bản pháp luật trên và đặc biệt là quy chế quản lý chất thải rắn y tế của Bộ y tế ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐ- BYT, bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực đã ban hành quy định về việc thực hiện phân loại,thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải y tế đến từng phòng, khoa trong bệnh viện.

3.3.1.2. Mô hình quản lý tổ chức chất thải rắn y tế của bệnh viện

Mạng lưới quản lý chất thải rắn tại bệnh viện được tiến hành, chỉ đạo xuyên suốt từ ban giám đốc thông qua các phòng ban chức năng đến các nhân viên trong bệnh viện.

Ban giám đốc

Ban kiểm soát nhiễm khuẩn Phòng vật tư kĩ thuật

Tổ vệ sinh các khoa

Nhân viên vệ sinh bác sĩ, y tá Nhân viên kỹ thuật

Hình 3.6. Sơ đồ tổ chức quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực

Giám đốc bệnh viện là người đăng ký chủ nguồn thải, quyết định kinh phí, hợp đồng xử lý CTRYT phát sinh trong bệnh viện, kiểm tra giám sát việc thực hiện quản lý và xử lý chất thải y tế trong bệnh viện.

Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc bệnh viện, ban kiểm soát nhiễm khuẩn thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh y tế với các công việc như: quản lý chất thải thu gom hàng ngày, hàng tháng, xác nhận biên bản nghiệm thu theo hợp đồng của bệnh viện với tổ thu gom xử lý rác thải của xã Nam Hùng, lập kế hoạch và tổ chức diệt côn trùng.

Lãnh đạo các khoa, phòng tổ chức kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân thực hiện đúng quy định quản lý chất thải y tế. Y tá các khoa có trách nhiệm thu gom, phân loại, tập kết chất thải y tế đúng nơi quy định. Nhân viên vệ sinh có trách nhiệm thu gom, vận chuyển chất thải y tế về nhà chứa chất thải rắn của bệnh viện.

Phòng vật tư kĩ thuật cung cấp thiết bị khi cần thiết và kiểm soát vận hành khu chứa chất thải, đảm bảo cho công tác quản lý chất thải được triển khai và thông suốt.

3.3.1.3. Nhân lực cho công tác quản lý chất thải rắn y tế

*Nguồn lực

Ban kiểm soát nhiễm khuẩn (KSNK) trực tiếp tổ chức thực hiện công tác quản lý chất thải trong bệnh viện. Ban KSNK là cầu nối giữa tổ vệ sinh và cán bộ y tế của các khoa phòng, là đơn vị thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, quản lý chất thải rắn y tế và công tác vệ sinh trong bệnh viện. Ban KSNK được thành lập theo quyết định của giám đốc bệnh viện, trưởng ban KSNK là bác sĩ Nguyễn Minh Lý, hiện nay ban có 5 cán bộ (Bệnh viện Đa

Công tác quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện có sự tham gia của các y tá điều dưỡng, nhân viên vệ sinh và nhân viên kỹ thuật quản lý khu lưu trữ chất thải rắn bệnh viện.

Y tá và bác sĩ là người phân loại đầu tiên CTRYT sau khi tiêm và khám chữa bệnh, sau đó điều dưỡng viên sẽ phân loại tại phòng điều dưỡng. Sau khi phân loại xong, CTRYT sẽ được nhân viên vệ sinh vận chuyển tới kho lưu giữ (riêng chất thải giải phẫu sẽ được điều dưỡng viên thu gom riêng). Ngoài ra bệnh viện còn có một kỹ thuật viên quản lý nhà chứa chất thải.

*Trình độ nhân lực

Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực có nguồn nhân lực ở mức khá. Công tác quản lý chất thải rắn đã triệt để đến từng phòng khoa. Tuy nhiên trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên còn thiếu đồng đều, chưa có kiến thức đồng bộ về thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn.

Bảng 3.5. Trình độ nhân lực của cán bộ bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực

Đơn vị: %

Trình độ Cán bộ, nhân viên ban KSNK

Nhân viên vệ sinh Trên đại học 10.81 0 Đại học 54.05 0 Cao đẳng 21.62 0 Trung cấp 13.51 0 Học hết THPT 0 30 Tốt nghiệp THCS 0 70

(Nguồn:kết quả điều tra, 2015)

Nhìn vào bảng trên ta thấy so với mặt bằng chung của bệnh viện thì tỉ lệ nhân viên tốt nghiệp trung cấp và cao đẳng là ít hơn. Điều này cho thấy trình độ nhân viên của bệnh viện ở mức khá. Nhân viên vệ sinh có trình độ ở mức thấp, trình độ cao nhất của các nhân viên vệ sinh là tốt nghiệp THPT.

Đây là cơ sở quan trọng trong nhận thức, ý thức của mọi người đối với công tác quản lý chất thải trong bệnh viện.

Bảng 3.6. Tỷ lệ nhân sự được tập huấn quy chế quản lý chất thải tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực

Đơn vị: %

Nội dung Cán bộ y tế Nhân viên vệ sinh Tỷ lệ người được tập huấn quy

chế quản lý chất thải y tế 83 50 Tỷ lệ người biết quy chế 43 63 20 Tỷ lệ người biết số nhóm chất

thải rắn y tế được phân theo quy chế 43

15 10

(Nguồn:kết quả điều tra, 2015)

Nhìn vào bảng ta thấy tỉ lệ nhân sự được tập huấn quy chế quản lý chất thải y tế là cao nhất (cán bộ y tế là 83%, nhân viên vệ sinh là 50%). Những nhân viên không biết tên quy chế quản lý chất thải là do khi tập huấn không chú ý, không quan tâm đến quy chế mà khi tập huấn chỉ quan tâm đến thực hành phân loại chất thải tại bệnh viện. Tỷ lệ nhân viên vệ sinh và cán bộ y tế trả lời đúng 5 nhóm phân loại chất thải y tế là rất thấp (cán bộ y tế là 15%, nhân viện vệ sinh là 10%).

*Chế độ đãi ngộ

-Khám sức khỏe 1 năm một lần, được hỗ trợ 50% khi tiêm phòng các bệnh lây nhiễm (viêm gan B, viêm gan C, virus cúm…).

-Giảm chi phí khám chữa bệnh cho người nhà nhân viên khi đăng kí khám chữa bệnh tại bệnh viện.

-Được cấp phát 3 bộ đồng phục 1 năm, đồng phục được giặt thay hàng ngày.

-Dụng cụ bảo hộ lao động gồm: găng tay cao su, găng tay y tế, khẩu trang, mũ,.. luôn có sẵn và được cấp phát đầy đủ.

Qua điều tra cho thấy, 100% nhân viên bệnh viện đều hài lòng về chế độ đãi ngộ của bệnh viện. Điều này góp phần khuyến khích nhân viên, cán bộ chấp hành tốt nội quy, quy định và có ý thức hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 47 - 53)