- Phạm vi thời gia n: tháng 9/2015 – tháng 1/ 2016 Phạm vi không gian : Bệnh Đa khoa huyện Nam Trực.
100 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
3.4.3. xuất các giải pháp
*Về mặt nhân lực
Công tác quản lý chất thải rắn y tế đòi hỏi người tham gia quản lý phải có những kiến thức cơ bản về quy trình quản lý hợp lý và hạn chế tác động xấu tới môi trường. Công tác quản lý có tốt hay không phụ thuộc vào nhiều kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và nguồn nhân lực về quản lý CTR. Chính vì thế nâng cao trình độ năng lực của đội ngũ quản lý là rất cần thiết.
-Cần tiến hành đào tạo, tập huấn thường xuyên và liên tục cho các đối tượng nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh về quy chế quản lý chất thải y tế do Bộ Y tế ban hành. Trong khóa tập huấn cần phải thực hành để nhân viên có thể nắm rõ cách phân loại chất thải.
- Đối với nhân viên vệ sinh cần trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải một cách hợp lý.
- Cần quán triệt công tác phân loại rác tại nguồn và thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn đối với nhân viên y tế.
- Cần phối kết hợp hoạt động giữa các bộ phận, kết hợp chặt chẽ giữa nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh, ban kiểm soát nhiễm khuẩn và các phòng khoa khác trong bệnh viện.
*Cơ sở vật chất trang thiết bị và kinh phí
-Cần thay thế xe vận chuyển rác theo đúng quy định của Bộ Y tế: có thành, có nắp, có đáy kín, dễ cho chất thải vào, dễ lấy chất thải ra, dễ làm sạch, dễ tẩy uế, dễ làm khô. Có xe vận chuyển chất thải nguy hại riêng, xe vận chuyển chất thải thông thường riêng.
- Thay thế các dụng cụ đựng chất thải theo đúng mã màu của Bộ y tế, bên ngoài các thùng cần có biểu tượng loại chất thải được đựng.
-Thay thế thùng đựng chất thải sắc nhọn có thể tích bé hơn để phù hợp với lượng chất thải phát sinh, giảm thời gian lưu trữ chất thải sắc nhọn.
- Bố trí thêm các thùng đựng chất thải tái chế ở khu vực phòng bệnh,hướng dẫn bệnh nhân thải bỏ rác thải tái chế an toàn, tận dụng lượng rác tái chế.
- Bổ sung thêm túi nilon màu trắng đựng chất thải tái chế.
- Quản lý khu lưu giữ rác an toàn theo đúng quy định: đảm bảo sạch sẽ, hợp vệ sinh, trông coi cẩn thận, đóng cửa thường xuyên, không để động vật tự do xâm nhập, nhà lưu giữ có phương tiện rửa tay và hóa chất vệ sinh, có khu lưu giữ chất thải tái chế riêng.
- Cần bổ sung và cân đối chi phí cho hoạt động bảo vệ môi trường cũng như hoạt động quản lý chất thải rắn y tế.
- Cần tận dụng các cơ sở vật chất vốn có một cách triệt để hơn. Ví dụ : Lò đốt rác, nhà chứa…
*Công tác thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
- Phân loại là bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lý chất thải rắn y tế, vì thế cần làm tốt khâu này thì các khâu về sau mới hoạt động có hiệu quả. Bệnh viện cần quản lý chặt hơn tình hình phân loại rác tại các khoa /phòng. Cần kiểm tra chéo lẫn nhau, nếu phát hiện cá nhân, khoa/ phòng nào phân loại sai để lẫn chất thải, làm rơi vãi rác sử dụng sai dụng cụ chứa chất thải thì cần báo cáo ngay, nhắc nhở và có hình thức xử lý kịp thời.
- Cần thực hiện phân loại rác tái chế, tận thu triệt để bổ sung nguồn kinh phí bảo vệ môi trường cho bệnh viện.
- Chỉ đựng rác tới ¾ của túi nilon thì buộc chặt vận chuyển tới nơi lưu giữ rác thải.
- Tăng cường công tác khử khuẩn đối với các dụng cụ và nơi lưu giữ chất thải.
- Chú trọng công tác khử trùng cho nhân viên y tế bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khi vào buồng bệnh cách ly, tránh hiện tượng lây nhiễm chéo.
- Bố trí lại đường vận chuyển chất thải riêng, tránh vận chuyển qua khu vực đông người. Không vận chuyển chất thải thông thường với chất thải nguy hại.
*Tuyên truyền nâng cao nhận thức về chất thải rắn y tế và bảo vệ môi trường
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền và bảo vệ môi trường nói chung và quản lý CTRYT nói riêng. Bệnh viện cần chủ động tổ chức các đợt tuyên truyền vận động về bảo vệ môi trường tạo điều kiện cho nhân viên y tế tham gia. Mục tiêu của chương trình này nhằm nâng cao ý thức, kiến thức cho nhân viên y tế và lĩnh vực môi trường và quản lý chất thải, về công tác phân loại chất thải tịa nguồn và lợi ích công tác này đem lại.
Về hình thức tuyên truyền có thể sử dụng hình thức phát thanh, áp phích, tổ chức hoạt động vệ sinh môi trường với nòng cốt là ban kiểm soát nhiễm khuẩn.
Tổ chức tập huấn nhằm nâng cao năng lực của đội ngũ quản lý có liên quan đến công tác quản lý, tuyên truyền về môi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.