- Phạm vi thời gia n: tháng 9/2015 – tháng 1/ 2016 Phạm vi không gian : Bệnh Đa khoa huyện Nam Trực.
100 Tăng cường công tác tuyên truyền, vận
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
1. Kết luận
Qua quá trình điều tra, khảo sát thực tế tình hình quản lý chất thải rắn y tế tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực tôi rút ra được những kết luận như sau:
1. Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực là bệnh viện hạng III với quy mô 120 giường bệnh, bệnh viện hiện có 12 khoa phòng.
2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực - CTRYT tại bệnh viện được phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau: từ hoạt động khám chữa bệnh, hoạt động sinh hoạt hằng ngày của nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, các khu tập kết chất thải rắn.
- Khối lượng CTRYT phát sinh trung bình trong ngày khoảng 100kg/ ngày, trong đó CTRYT thông thường là 73kg, CTRYT nguy hại là 7.2kg, chất thải lây nhiễm là 18.6kg.
3. Công tác quản lí chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoahuyện Nam Trực
- Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực cũng là một trong số nhiều bệnh viện đã được đầu tư nhiều trang thiết bị phục vụ việc thực hiện tốt công tác quản lý môi trường. Hiện bệnh viện đang quản lý chất thải y tế chủ yếu theo quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ban hành ngày 30/11/2007 của Bộ Y tế.
- Trang thiết bị của bệnh viện phục vụ công tác quản lý chất thải được chuẩn bị tương đối đầy đủ đúng với quyết định số 43/2007/BYT của Bộ Y tế.
- Phân loại: bệnh viện đã tiến hành phân loại tại nguồn theo quyết định số 43/2007/BYT tuy nhiên vẫn còn chưa được thực hiện triệt để.
- Thu gom: đã tiến hành thu gom triệt để chất thải rắn y tế, thu gom 02 ngày/lần tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể.
- Vận chuyển, lưu giữ: công tác vận chuyển CTRYT tại bệnh viện tương đối tốt. CTRYT sau khi được thu gom tại các khoa, phòng sẽ được vận
chuyển xuống các kho lưu giữ của bệnh viện bằng đường quy định, tuy nhiên vẫn còn vận chuyển qua khu vực đông người qua lại.
- Xử lý : bệnh viện đã được trang bị lò đốt chất thải nguy hại. 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
- Giải pháp nhân lực:
Cần tiến hành đào tạo, tập huấn thường xuyên và liên tục cho các đối tượng nhân viên y tế và nhân viên vệ sinh, trang bị cho họ những kiến thức cơ bản, sơ bộ về thành phần, cách phân loại, xử lý và thải bỏ rác thải một cách hợp lý.Cần quán triệt công tác phân loại rác tại nguồn và thực hiện nghiêm túc việc phân loại rác tại nguồn đối với nhân viên y tế.
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và kinh phí:
Cần thay thế và sử dụng các thùng rác, xe chở rác đúng tiêu chuẩn của Bộ y tế. Xây dựng khu lưu giữ rác thải đúng quy định, lắp đặt các phương tiện cần thiết theo quy định.
Bổ sung thêm kinh phí cho xử lý môi trường của bệnh viện nói chung và công tác quản lý chất thải rắn y tế nói riêng.
- Giải pháp tuyên truyền, giáo dục:
Tăng cường giáo dục, tuyên truyền về bảo vệ môi trường y tế nhằm nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ y tế, người bệnh và người nhà bệnh nhân. Giáo dục, nâng cao nhận thức và hướng dẫn cho nhân viên y tế về chất thải và quy trình quản lí chất thải rắn y tế.
2. Kiến nghị
Dựa vào hiện trạng quản lý của bệnh viện, nhằm hạn chế tối đa ảnh hưởng của chất thải y tế tới cộng đồng dân cư và môi trường. Tôi đề xuất một số kiến nghị sau:
- Thường xuyên giám sát, kiểm tra hoạt động quản lý chất thải như một trong các hoạt động chuyên môn, phát huy tối đa vai trò của ban kiểm soát nhiễm
- Nhanh chóng trang bị đầy đủ thiết bị, dụng cụ phục vụ cho công tác quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện, tận dụng tối đa các trang thiết bị đã có.
- Sử dụng đúng mục đích của nhà lưu giữ chất thải bệnh viện, sửa sang bổ sung bồn rửa, các dụng cụ vệ sinh khử trùng.
-Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường của các cán bộ nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong bệnh viện. Đó như một tiêu chí thi đua đối với các CBNV.