Kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn y tế

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 53 - 58)

- Phạm vi thời gia n: tháng 9/2015 – tháng 1/ 2016 Phạm vi không gian : Bệnh Đa khoa huyện Nam Trực.

3.3.2.Kinh phí cho công tác quản lý chất thải rắn y tế

Nguồn kinh phí cho công tác bảo vệ môi trường trong bệnh viện hàng năm được trích từ ngân sách của bệnh viện.

Bảng 3.7. Các hoạt động cần chi trả cho công tác quản lý chất thải rắn y tế trong bệnh viện năm 2014

STT Nội dung Chi phí (triệu

đồng) Phần trăm (%) 1 Vận chuyển xử lý chất thải thông thường 9.7 4.50 2 Vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại 35.1 16.27 3 Túi nilon đựng rác 5 2.32 4 Điện 1 0.46 5 Dụng cụ bảo hộ lao động 3 1.39 6 Công tác tập huấn, in tài liệu 2 0.93 7 Lương nhân viên 150 69.51 8 Thùng đựng rác 8 3.71

9 Khác 2 0.93

Tổng 215.8 100

(Nguồn: Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực, 2014)

Hàng năm bệnh viện phải chi trả từ 200- 250 triệu đồng cho công tác quản lý chất thải rắn y tế. Trong đó số tiền trích cho vận chuyển và xử lý chất thải thông thường, vận chuyển và xử lý chất thải y tế nguy hại, lương nhân viên là rất lớn (chiếm 4.55%,16.27% và 69.51%). Do lượng chất thải tái chế của bệnh viện khá lớn nên bệnh viện thu lại và bán cho tổ thu gom phế liệu, đây cũng là một khoản thu khá lớn đóng góp cho công tác bảo vệ môi trường của bệnh viện.

3.3.3. Hiện trạng thu gom, phân loại, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế

Bệnh viện thực hiện thu gom, phân loại, lưu giữ và xử lý CTRYT theo quy chế quản lý CTRYT của Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 43/2007/QĐ-BYT. Hình sau đây là sơ đồ quy trình quản lý chất thải rắn y tế

Nơi phát sinh chất thải

Phân loại tại nguồn phát sinh (tại các khoa phòng)

Chất thải lây nhiễm Chất thải hóa Chất thải tái chế Chất thải học nguy hại thông thường

Túi màu vàng Túi màu đen Túi màu xanh Túi màu xanh

Nhà chứa Trả lại nhà cung cấp Nhà chứa chất thải thông thường chất thải nguy hại

chất thải giải phẫu

Lò đốt rác Hợp đồng xử lý với tổ thu gom rác xã Nam Hùng

Hình 3.7. Sơ đồ quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRYT của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)

Nhìn vào sơ đồ trên ta thấy quy trình quản lý CTRYT được thực hiện một cách triệt để, xuyên suốt từ các khoa phòng- nơi phát sinh chất thải tới khu nhà chứa chất thải tạm thời của bệnh viện. Chất thải rắn đã được phân loại tại nguồn, các nhóm chất thải khác nhau được lưu giữ tại các khu vực khác nhau.

*Phân loại CTRYT

Theo quy định của Bộ y tế, người làm phát sinh chất thải phải thực hiện phân loại ngay tại nơi phát sinh. Việc phân loại chất thải được coi là bước quan trọng nhất của quá trình quản lý CTRYT bệnh viện. Nếu khâu phân loại được tiến hành nghiêm túc, chính xác thì các khâu sau sẽ đạt được hiệu quả cao, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm được chi phí xử lý. Hiện nay bệnh viện đã thực hiện phân loại CTRYT tại nguồn. Cụ thể bệnh viện phân loại chất thải thành 4 loại: CT tái chế, CT thông thường, CT hóa học nguy hại, CT lây nhiễm.

Nhóm chất thải rắn y tế

CT hóa học nguy hại CT tái chế CT thông thường CT lây nhiễm

CT chứa kim CT loại khác CT giải phẫu CT sắc nhọn CT không lây loại nặng nhiễm

Hình 3.8. Phân loại CTRYT tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)

Tại bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực CTRYT đã được phân loại theo quy định của Bộ Y tế nhưng vẫn còn một số bất cập nhất định, nhiều điểm chưa hợp lý:

- Các loại chất thải vẫn đựng sai mã màu quy định

Bảng 3.8. Công tác thực hiện quyết định 43/2007 của bệnh viện

Tiêu chuẩn Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quyết định số 43/2007- BYT về quy chế quản lý

Y tế.

Mã màu sắc

Màu vàng Đựng chất thải lây nhiễm, chất thải sinh hoạt

Đựng chất thải lây nhiễm Màu xanh Đựng chất thải sinh hoạt, chất

thải tái chế

Đựng chất thải sinh hoạt Màu

trắng

Đựng chất thải tái chế Đựng chất thải tái chế Màu đen Đựng chất thải phóng xạ và

chất thải hóa học nguy hại (rất ít dùng, gần như là không)

Đựng chất thải phóng xạ và chất thải hóa học nguy hại Túi đựng -Túi sử dụng chủ yếu là làm từ

nilon

-Túi màu vàng được làm bằng nhựa PE hoặc PP -Bên ngoài túi đường kẻ ngang ở mức ¾ và có dòng chữ “KHÔNG ĐỰNG QUÁ VẠCH NÀY”

Thùng đựng chất thải

-Tại mỗi xe tiêm có các giỏ lót túi nilon để đựng chất thải màu vàng, giỏ lót túi màu trắng đựng chất thải tái chế được, giỏ màu xanh có lót túi nilon xanh.

-Thùng màu vàng: chứa các túi nilon có chứa chất thải lây nhiễm như bông, gạc, băng dính máu, kim tiêm...

Thùng màu vàng để thu gom các túi, hộp chất thải màu vàng. Thùng màu trắng đựng túi chất thải màu trắng. Thùng màu xanh đựng túi chất thải màu xanh.

loại chất thải chất thải lây nhiễm biểu tượng nguy hại sinh học - Túi và thùng màu trắng

biểu tượng chất thải có thể tái chế.

- Túi và thùng màu đen biểu tượng chất thải gây độc tế bào, chất phóng xạ

vàng có biểu tượng nguy hại sinh học.

-Túi màu trắng có biểu tượng chất thải có thể tái chế

- Túi và thùng màu đen có biểu tượng chất thải gây độc tế bào, chất phóng xạ

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)

+CT lây nhiễm không sắc nhọn đã được đựng vào túi màu vàng nhưng lại được đựng trong thùng màu xanh (theo quy chế 43 là đựng trong thùng màu vàng).

-Vẫn còn hiện tượng bỏ chất thải lây nhiễm vào thùng đựng chất thải thông thường.

-Tại khu vực phòng bệnh không có thùng đựng chất thải tái chế. Trong khi đó bệnh viện hoàn toàn có thể hướng dẫn bệnh nhân phân loại và thu gom lại lượng CT tái chế tận dụng để bổ sung vào nguồn kinh phí cho bệnh viện. Nguyên nhân của các hạn chế trên có thể được giải thích là do: dụng cụ đựng chất thải y tế không đầy đủ, nhận thức của cán bộ nhân viên y tế về công tác kiểm soát nhiễm khuẩn chưa cao.

-Hiểu biết về phân loại CTRYT

Bảng 3.9. Hiểu biết của cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh về nhóm phân loại chất thải tại bệnh viện

Đơn vị: % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu hỏi Trả lời đúng

Trả lời sai

Không biết Dược phẩm quá hạn thuộc nhóm CT nguy CBYT 47 23 30

Bông, băng, gạc dính máu thuộc nhóm CT lây nhiễm?

CBYT 100 0 0 NVVS 100 0 0 Thức ăn thừa trong phòng bệnh không lây

nhiễm thuộc nhóm Ct thông thường

CBYT 100 0 0 NVVS 100 0 0

Chú thích: CBYT: cán bộ y tế; NVVS: nhân viên vệ sinh

(Nguồn: Kết quả điều tra, 2015)

+100% cán bộ y tế và nhân viên vệ sinh phân loại bông băng gạc dính máu thuộc nhóm CT lây nhiễm và thức ăn thừa trong phòng bệnh không lây nhiễm thuộc nhóm CT thông thường; vì họ thường xuyên tiếp xúc và làm việc với loại chất thải này.

+Chỉ có 47% cán bộ y tế trả lời đúng câu hỏi dược phẩm quá hạn thuộc nhóm CT hóa học nguy hại. Đa số người trả lời đúng là các cán bộ trẻ còn nhớ được cách phân loại khi được học ở trường và một số người làm việc trong phòng dược và phòng mổ. Tỷ lệ nhân viên vệ sinh biết được dược phẩm quá hạn thuộc nhóm chất thải hóa học nguy hại là rất thấp (1/10 người), người trả lời đúng là người được phân công chuyên trách bàn giao loại chất thải này cho nhà sản xuất.

Khi được hỏi câu hỏi “Nếu chất thải y tế nguy hại vô tình để lẫn với chất thải thông thường thì ông/ bà sẽ xử lý như thế nào?” thì số người trả lời đúng như quy định tại quy chế 43/2007/QĐ-BYT là rất thấp.

Bảng 3.10. Ý kiến của CBYT, NVVS về trường hợp chất thải y tế nguy hại để lẫn chất thải thông thường

Đơn vị: %

Ý kiến Cán bộ y tế Nhân viên vệ sinh Phân loại lại 17 80 Cả hồn hợp được xem như chất thải y tế nguy hại

và được xử lý như chất thải y tế nguy hại (đáp án đúng)

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA NAM TRỰC, TỈNH NAM ĐỊNH (Trang 53 - 58)