- Phạm vi thời gia n: tháng 9/2015 – tháng 1/ 2016 Phạm vi không gian : Bệnh Đa khoa huyện Nam Trực.
5 7 Cả hỗn hợp được xem như chất thải thông thường
3.4.1. Cơ sở của các đề xuất
Để có được các đề xuất đúng đắn nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý cần phải dựa trên những mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý CTR của bệnh viện.
*Những mặt đạt được trong công tác quản lý CTRYT của bệnh viện Đa khoa huyện Nam Trực
-Bệnh viện đã quan tâm tới công tác quản lý chất thải rắn y tế và thực hiện quy trình thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển, xử lý CTRYT theo quy chế quản lý chất thải rắn y tế của Bộ y tế ban hành tại quyết định số 43/2007/QĐ-BYT.
-Mạng lưới quản lý CTRYT được tiến hành, chỉ đạo xuyên suốt từ ban giám đốc thông qua các phòng ban đến các cá nhân trong bệnh viện.
-Bệnh viện có nguồn nhân lực dồi dào, các cán bộ nhân viên tham gia vào công tác quản lý chất thải là khá lớn.
-Bệnh viện đã cập nhập và áp dụng các văn bản pháp luật cơ bản về quản lý CTRYT do Bộ Y Tế ban hành.
-Bệnh viện đã thực hiện phân loại theo đúng quy định ở quy chế 43/2007/QĐ-BYT.
-Công tác thu gom, vận chuyển CTR được tiến hành có quy củ, tuân thủ đúng giờ giấc.
-Dụng cụ chứa chất thải rắn y tế đầy đủ so với nhu cầu phát sinh chất thải rắn tại các khoa/phòng.
- Chất thải được thu gom nhiều lần trong ngày không để tình trạng quá tải trong bệnh viện.
- Công tác vệ sinh được thực hiện tốt, nhận được sự hài lòng của đa số bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, các nhân viên trong bệnh viện.
- Bệnh viện đã đầu tư cơ sở hạ tầng cho khu lưu giữ chất thải.
- Ý thức chấp hành quy địnhcủa Bộ y tế và của bệnh viện trong cán bộ, nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân là khá tốt.
- Chế độ đãi ngộ của bệnh viện với cán bộ nhân viên là khá tốt.
*Những mặt chưa đạt được trong công tác quản lý chất thải rắn y tế
- Trình độ của các cán bộ, nhân viên còn thiếu đồng đều, chưa có kiến thức đồng bộ về việc kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Công tác phân loại chất thải rắn vẫn chưa triệt để, đôi khi vẫn còn để lẫn chất thải thông thường với chất thải lây nhiễm.
- Vẫn để hiện tượng rác thải rơi vãi xung quanh thùng rác. - Dụng cụ đựng chất thải vẫn chưa đúng với mã màu quy định.
- Mỗi phòng bệnh nên đặt một thùng rác riêng, tránh hiện tượng 2, 3 phòng đựng chung một thùng rác ngoài hành lang dễ gây hiện tượng quá tải.
- Tại khu vực phòng bệnh không có thùng đựng rác thải tái chế, trong khi đó bệnh viện hoàn toàn có thể hướng dẫn bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phân loại và thu gom lại tận dụng một nguồn thu cho kinh phí của bệnh viện.
- Tần suất thu gom là 2 lần/ngày vẫn còn xảy ra hiện tượng quá tải rác thải, gây ô nhiễm trong các phòng bệnh.
Hình 3.17. Thùng đựng rác thải sinh họat tại cửa các phòng bệnh
- Chưa có đường vận chuyển chất thải riêng, vận chuyển chất thải qua khu vực đông người.
- Phương tiện vận chuyển chất thải không đúng theo quy định của Bộ y tế, vẫn còn vận chuyển chất thải nguy hại chung chất thải sinh hoạt.
- Lưu giữ chất thải lây nhiễm sai quy định.
- Có khu lưu giữ chất thải riêng nhưng còn không đúng quy định của Bộ y tế, nhà chứa tạm bợ.
- Khu lưu giữ rác thải của bệnh viện tuy đã được xây dựng theo quy định nhưng vệ sinh không được đảm bảo, vẫn thiếu một số yêu cầu với khu
- Có lò đốt sử lý chất thải y tế nhưng lại không được sử dụng hợp lý, không tận dụng hết chức năng của lò đốt.