Một số kết quả nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm nhiệt trong nước.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm nhiệt thiết kế hoàn thiện lò sấy gỗ năng xuất (30-50)m3/ mẻ (Trang 29 - 34)

Do gỗ nguyên liệu ở nước ta chủ yếu vẫn được làm khô tự nhiên hay sử dụng lò đốt bằng than củi thô sơ. Một số cơ sở sản xuất có lò sấy gỗ chạy bằng dầu/khí ga hoặc điện nhưng hoạt động cầm chừng, có hiệu suất sử dụng năng lượng khá thấp. Gỗ nguyên liệu đầu vào chất lượng xấu do không được sấy/xử ly, tỷ lệ phế liệu phế phẩm còn cao, gây tổn thất và lãng phí lớn cho doanh nghiệp và xã hội…

Để khắc phục khó khăn về nguyên liệu, Công ty Sản xuất Thương mại dịch vụ Sài Gòn – Đắc Lắc (Sadaco) đã bắt tay với tập đoàn cung cấp nguyên liệu gỗ của Canada để ổn định nguồn nguyên liệu sản xuất thông qua việc ky kết các hợp đồng cung cấp gỗ có thời hạn trong từng năm v.v.

Nhà máy sản xuất bao bì gỗ Hải Hậu (Bắc ninh) chuyên cung cấp các sản phẩm bao bì được sản xuất từ gỗ như: giá pallet, bobbin suốt cuốn, kiện đựng kính xây dựng. Sản phẩm gỗ của nhà máy đều được gia công chế biến trên dây chuyền chế biến gỗ tự động và bán tự động nhập ngoại từ Đài loan theo quy trình sau: “Nguyên liệu gỗ tròn → Sơ chế → Ngâm Tẩm hóa chất → Sấy → Bào→ Xử ly tinh chế → Đóng ghép sản phẩm. Các sản phẩm đều được sấy khô đạt độ ẩm từ 8% - 15% (theo yêu cầu của khách hàng) từ nguồn nguyên liệu gỗ tròn có xuất xứ từ rừng trồng trong nước, được chăm sóc và phát triển tại các vùng miền núi, trung du thuộc các tỉnh miền bắc, miền trung và miền nam Việt Nam…

Để sản phẩm đồ gỗ vào được thị trường quốc tế, Công ty TNHH Mỹ Tài (Bình Định) luôn chú trọng đến mọi khâu chi tiết trong quá trình sản xuất của từng sản phẩm, từ khâu chọn nguyên liệu đầu vào cho tới công đoạn hoàn chỉnh. Công ty đã chọn nhập khẩu các lọai gỗ Yellow Baluan và Hardwood từ Malaixia theo một quy trình kiểm soát nguồn gốc gỗ nhập ngoại chặt chẽ theo tiêu chuẩn FSC-COC. Công ty Mỹ Tài đã áp dụng hệ thống quản ly theo tiêu chuẩn quốc tế ISP- 9001:2000, đăng ky và được cấp bản quyền sản phẩm tại thị trường Việt Nam, Hoa Kỳ… và đang xúc tiến đăng ky bảo hộ tại thị trường Châu Âu và một số quốc gia đối tác tiềm năng khác.

Vừa qua, Lâm trường M'Đrắc (Đắc Lắc) đã đưa lò sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời vào sử dụng thay cho lò sấy bằng hơi. Kết quả, không chỉ rút ngắn thời gian sấy mà còn giảm chi phí về nhân công, chất đốt và ổn định về hình dạng, nâng cao chất lượng sản phẩm gỗ sấy. Lò sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời đầu tiên có các trang thiết bị tiên tiến nhất tại Tây Nguyên và Việt Nam hiện nay. Lò sấy gỗ này hoạt động trên nguyên ly hiệu ứng nhà kính (bức xạ nhiệt), toàn bộ hệ thống được điều khiển tự động từ khâu phun ẩm, gia tăng nhiệt độ, thông gió, tốc độ quạt... Theo thiết kế, lò sấy có công suất 50 m3 gỗ/mẻ, mỗi mẻ sấy kéo dài 15 ngày (tiết kiệm được 60% – 70% thời gian, chi phí so với sấy bằng hơi) và tuỳ theo từng nhóm gỗ, độ dày của gỗ

người điều khiển đặt chương trình làm việc để có chế độ sấy thích hợp. Trường hợp thiếu ánh nắng mặt trời, lò sấy sẽ được nồi hơi cung cấp nước nóng để bổ sung năng lượng nhiệt giúp lò hoạt động bình thường. Lò sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời này do Chương trình Lâm nghiệp Việt - Đức tài trợ, với tổng số vốn đầu tư 1,5 tỷ đồng.

Sở khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh chào chuyển giao lò sấy gỗ 4m3 ÷ 5m3/mẻ (mã số công nghệ thiết bị VN03TMS0227 là sản phẩm Đề tài cấp Nhà nước năm 2004). Thiết bị vận hành theo nguyên tắc truyền nhiệt gián tiếp bằng cách thổi không khí trong bình qua thiết bị trao đổi nhiệt để sấy gỗ đạt độ khô đến (10 ÷ 12)%. Công suất điện lắp đặt: 3,2 kW, sử dụng nhiên liệu: Gỗ các loại, than cám. Mặt bằng lắp đặt: 20 m2.

Năm 2005, Cty cổ phần lâm sản Nam Định đã đầu tư-hiện đại hoá doanh nghiệp, nhằm tăng nhanh sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường. Năm 2005 đã được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh, với thiết bị, công nghệ hiện đại đứng đầu các doanh nghiệp cùng loại thuộc khu vực các tỉnh đồng bằng trong cả nước (theo đánh giá của Bộ NN-PTNT). Với tổng vốn đầu tư trên 16 tỷ đồng sau khi thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp trên mặt bằng rộng trên 33 nghìn m2, đưa vào hoạt động 3 xưởng chế biến gỗ, có tổng diện tích trên 10 nghìn m2, Cty đã đầu tư nhiều thiết bị chuyên dùng đồng bộ như máy cưa, máy cắt, máy bào, máy khoan, máy đánh bóng... hiện đại, đủ trang bị cho 3 dây chuyền sản xuất. Nhận thức được tầm quan trọng của khâu xử ly gỗ trước khi đưa vào chế biến ra thành phẩm. Cty đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng 6 lò sấy hơi nước, với thiết bị, công nghệ đồng bộ, hiện đại và tiên tiến hiện nay của ngành chế biến gỗ nhập khẩu từ Italia, với công suất sấy 260m3 gỗ/mẻ. Năm 2005, Cty đã đạt tổng doanh thu trên 105 tỷ đồng, gấp 6,5 lần, lợi nhuận doanh nghiệp tăng 11 lần và thu nhập của người lao động tăng gần gấp 2 lần so với năm 2002. Lần đầu tiên Cty đã vượt ngưỡng giá trị hàng đồ gỗ xuất khẩu đạt hơn 1 triệu USD năm 2005. Năm 2006, Cty phấn đấu giá trị hàng xuất khẩu đạt trên 2 triệu USD. Cty đã thành công trong việc chế biến

Năm 2006, Công ty THHH Thông tin Minh Dư Thành phố Hồ Chí Minh đã nghiên cứu đưa vào sử dụng máy sấy gỗ tươi bằng công nghệ sóng cao tần (sóng viba) nhãn hiệu GOSAVIBA 20. Nguyên ly hoạt động của máy dựa trên năng lượng phát ra từ các đèn cao tần để phá vỡ các liên kết và tách phần tử nước ra khỏi gỗ. Bằng máy sấy GOSAVIBA 20 có thể sấy khô gỗ thanh có kích thước tối đa 20 x 20 x 110 cm với công suất 4 m3/ngày trong thời gian 4 giờ, trong khi bằng máy sấy hơi nước thông thường phải mất 15 ngày mới thực hiện được. Máy cho phép sấy những loại gỗ lớn có đường kính hơn 0,2m mà các máy sử dụng công nghệ nhiệt hiện không sấy được. Công nghệ sấy bằng sóng cao tần giúp giảm các sai hỏng, cong, vênh, nứt của sản phẩm... Năm 2007, Công ty Cổ phần Chương Dương đã nghiên cứu thiết kế chế tạo tự trang bị một hệ thống gồm 04 buồng sấy bằng hơi nước với dung tích mỗi buồng 10m3 ÷ 15m3 để phục vụ cho sản xuất của Công ty và nhận sấy thuê cho khách. Công ty nhận thiết kế lắp đặt lò sấy gỗ theo yêu cầu của khách (thường đối với đồ nội thất phải sấy đến độ ẩm 12% ÷ 18% ).

* Thực trạng sấy gỗ ở Việt Nam hiện nay

Mục đích của việc sấy gỗ nhằm giảm độ ẩm của gỗ xẻ xuống còn từ 8- 14%, từ đó nâng cao được cường độ, độ bền của gỗ, hạn chế cong, vênh, nứt nẻ, mục, mọt, nấm, mốc, biến chất, giảm độ dư gia công và có thể dự trữ trong kho. [1]

Hình 1.19: Sử dụng gỗ phế loại để đun nồi hơi.

Do sấy gỗ đóng một vai trò rất quan trọng trong chế biến gỗ, các hoạt động sấy gỗ phải được kiểm soát, giám sát để đảm bảo gỗ sấy có chất lượng cao nhất.

Công nghệ sấy gỗ của Việt Nam hiện nay phổ biến là sấy hơi nước. Tất cả các lò sấy đều sử dụng gỗ phế liệu làm nhiên liệu đốt lò (hình 1.19), hoặc là đốt lò tạo hơi nóng trực tiếp, hoặc là đun nồi hơi để cung cấp hơi nóng cho lò sấy.

Các lò sấy gỗ ở các cơ sở sản xuất nhỏ hầu hết không được tự động hoá, kiểm soát độ ẩm nhìn chung dựa vào cảm giác của người vận hành lò sấy. Nhìn chung người vận hành các lò sấy còn thiếu hiểu biết về các nguyên tắc cơ bản về sấy gỗ và vận hành lò sấy. Công nhân vận hành lò sấy thường sử dụng khoảng không gian phía sau lò sấy để ở. Lò sấy được kiểm soát nhưng lại thiếu kiến thức và kỹ năng cơ bản. Đặc biệt, người vận hành lò sấy thiếu hiểu biết về công việc mình làm, đặc biệt là mối quan hệ giữa nhiệt kế khô (DB) và nhiệt kế ẩm (WB), nhiệt độ, dòng không khí lưu chuyển và kỹ thuật xếp gỗ và ảnh hưởng của các yếu tố này tới các điều kiện bên trong lò sấy và gỗ sấy nếu các yếu tố này không được giám sát và kiểm soát phù hợp. [8], [phụ lục1]

Đối với những công ty chế biến lâm sản có quy mô vừa và lớn ở nước ta hiện nay việc sấy gỗ phổ biến sử dụng công nghệ sấy hơi nước. Việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm cũng như việc điều khiển hệ thống làm việc của lò sấy là bán tự động hoặc tự động hoàn toàn. Chu trình sấy được lập trình và điều khiển chính xác trong suốt quá trình sấy. Nhờ đó mà giảm sức lao động của người vận hành, đặc biệt là nâng cao được chất lượng gỗ sấy. Việc sản xuất các sản phẩm có giá trị cao với độ ẩm chính xác và giảm thiểu phế phẩm, một khuyến nghị cần được quan tâm là các lò sấy cần được lắp đặt bộ phận điều khiển ít nhất là bán tự động.

nhà xưởng, sử dụng 500 công nhân và chế biến 200 – 250 containers tầu biển đồ gỗ trên tháng. Nhà máy sản xuất đồ mộc trong nhà và ngoài trời, từ giường, bàn, và các đồ mộc ngoài trời, và nhà máy đầu tư khoảng 18 triệu đô la để mua máy móc thiết bị mới. Nhà máy sản xuất đồ gỗ tổng hợp với các máy cưa, lò sấy ở trong khuân viên của nhà máy. Công ty có 20 lò sấy điều khiển tự động loại 20m3/mẻ do DRYTEC sản xuất. Sức nóng cho các lò sấy được cung cấp từ 2 nồi hơi đun bằng củi công suất 1000kg/hr. [phụ lục 1]

Tóm lại: Công nghệ sấy gỗ ở Việt Nam hiện nay phổ biến là sấy hơi nước nhập của nước ngoài hoặc tự chế, có giá đầu tư cao, chi phí sấy lớn. Kết cấu lò sấy được xây bằng gạch trát xi măng. Hơi nóng cung cấp cho lò sấy từ các nồi hơi đun bằng củi và gỗ phế loại. Hệ thống kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và điều khiển lò phần lớn là bán tự động, một phần đã được tự động hoàn toàn, một số cơ sở sản xuất nhỏ còn điều khiển bằng tay. Về nguyên tắc, như đã phân tích ở trên máy sấy gỗ sử dụng sóng siêu âm có thể cho chất lượng sấy cao, thời gian sấy ngắn, chi phí nhiệt lượng thấp. Nhưng vì dung tích lò nhỏ nên năng suất sấy thấp và không sấy được gỗ xẻ có kích thước lớn.

Học tập kinh nghiệm, thừa kế thành tựu nghiên cứu triển khai của các nước tiên tiến, phát huy nội lực nghiên cứu lựa chọn nguyên ly, thiết kế hoàn thiện lò sấy gỗ sử dụng bơm nhiệt rút ẩm nhiệt độ thấp tiết kiệm năng lượng nâng cao chất lượng gỗ sấy, giảm thiểu ô nhiễm môi trường là việc làm bức thiết có y nghĩa khoa học và thực tiễn, đặc biệt là trong giai đoạn Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới WTO.

Một phần của tài liệu nghiên cứu ứng dụng công nghệ bơm nhiệt thiết kế hoàn thiện lò sấy gỗ năng xuất (30-50)m3/ mẻ (Trang 29 - 34)