Kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, hơn nữa dựa vào thực tế sản xuất tại công ty cổ phần lâm sản Nam Định. Trong đề tài này chọn kích thước lò sấy theo kích thước thực tế các lò sấy tại công ty cổ phần lâm sản Nam Định như đã giới thiệu ở phần trước, đồng thời tính toán thiết kế thêm phần lò để lắp đặt các thiết bị bơm nhiệt và kênh dẫn tuần hoàn tác nhân sấy. Với lí luận và lựa chọn trên ta có sơ đồ kích thước lò sấy như sau:
Hình 2.7. Mặt cắt B-B lò sấy
1. Trần chính của lò sấy; 2. Trần phụ; 3. Tường bao xung quanh; 4. Nền; 5. Quạt lưu lượng; 6. Gỗ sấy; 7. Thanh kê; 8. Lớp cách nhiệt 4. Nền; 5. Quạt lưu lượng; 6. Gỗ sấy; 7. Thanh kê; 8. Lớp cách nhiệt - Thể tích hữu dụng (thể tích xếp gỗ): Vh = Lh x Bh x Hh
Vh = 5,5 x 4,8 x 4,2 = 105m3
- Tiết diện phần sấy là : Vs = B x H = 4,8.4,2 = 20,16 m2 - Ta có tiết diện thông gió của phần sấy là:
Vk = Vs. (1 – βv) = 20,16.(1 – 0,45) = 11,08m2
Hình 2.8. Mặt cắt A-A lò sấy
1. Trần chính của lò sấy; 2. Trần phụ; 3. Tường bao xung quanh; 4. Nền; 5. Quạt lưu lượng; 6. Gỗ sấy; 7. Thanh kê; 8. Cửa lò sấy; 9. Dàn nóng 5. Quạt lưu lượng; 6. Gỗ sấy; 7. Thanh kê; 8. Cửa lò sấy; 9. Dàn nóng
10. Dàn lạnh; 11. Máy nén; 12. Khay chứa nước thải; 13. Cảm biến14. Phun ẩm bổ sung; 15. hệ thống điều khiển; 16. Lớp cách nhiệt 14. Phun ẩm bổ sung; 15. hệ thống điều khiển; 16. Lớp cách nhiệt - Thể tích toàn bộ buồng sấy: V0 = Vh + ∆V = 105 + 95 = 200m3 Trong đó:
∆V là thể tích khoảng trống của kênh gió và các không gian đặt quạt, các thiết bị sấy.
∆V = ∆V1 + ∆V2 + ∆V3
∆V1 Là khoảng trống kênh gió và không gian đặt quạt phía trên trần phụ.
∆V2 Là khoảng trống kênh gió sau dàn lạnh.
∆V2 = 4,8 x 1 x 4,2 = 20,16m3
∆V3 Là khoảng trống kênh gió trước và sau phần thể tích hữu dụng.
∆V3 = (4,8 x 0,9 x 4,2)x2 = 36,28m3 ∆V = 41,28 + 20,16 + 36,28 = 98m3
Thể tích phần lắp đặt các thiết bị (quạt, máy nén, dàn nóng, dàn lạnh,….) chiếm hết khoảng 3% như vậy ta có ∆V = 95m3