Công tác quản lý tài sản cố định

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Long Biên (Trang 37 - 39)

- Tổng quỹ lương năm 2013.

2.4.Công tác quản lý tài sản cố định

2.4.1. Các loại tài sản cố định sử dụng trong ngân hàng

Eximbank Long Biên là một tổ chức dịch vụ, do đó mà các loại tài sản cố định dùng trong kinh doanh không nhiều. Tuy nhiên do giá trị tổng lượng TSCĐ này tương đối lớn nên việc quản lý và sử dụng hiệu quả cũng hết sức quan trọng. Các loại TSCĐ dùng trong ngân hàng gồm:

+ Máy móc, thiết bị : máy rút tiền, các thiết bị điện, thiết bị văn phòng, ...

+ Dụng cụ quản lý: máy vi tính, phần mềm, máy in, máy lạnh, tổng đài điện thoại,...

+ Phương tiện vận tải : xe ô tô, thang máy,.. + Nhà cửa, vật kiến trúc

+ Các loại tài sản khác

2.4.2. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ

− Nguyên tắc trích khấu hao TSCĐ thực hiện theo điều 9 mục III của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng, giảm hoặc ngừng tham gia vào hoạt động kinh doanh.

− Thời gian sử dụng của TSCĐ thực hiện theo điều 10, 11 mục III của Quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính. Eximbank quy định cụ thể theo bảng sau:

Bảng 6: Thời gian sử dụng của TSCĐ theo quy định tại Eximbank

Danh mục tài sản cố định Thời gian sử dụng

Máy móc thiết bị động lực

Máy phát điện 07 năm

Máy biến áp 07 năm

Thiết bị nguồn điện 07 năm

Máy móc thiết bị công tác

Máy bơm nước 06 năm

Thiết bị và phương tiện vận tải

Xe ô tô 06 năm

Thang máy 06 năm

Dụng cụ quản lý

Máy vi tính và các linh kiện máy vi tính 03 năm

Máy chủ server 05 năm

Phần mềm tin học phục vụ quản lý 05 => 08 năm

Máy in kim 03 năm

Máy in lazer 05 năm

Máy fax, máy photocopy 05 năm

Tổng đài điện thoại 05 năm

Thiết bị điện tử, tin học khác 03 năm

Máy lạnh 05 năm

Quạt chắn gió 03 năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bàn làm việc, ghế xoay 03 năm

TSCĐ phục vụ thanh toán thẻ

Máy chủ 07 năm

Máy in dập thẻ 05 năm

Máy rút tiền ATM 08 năm

Nhà cửa vật kiến trúc Áp dụng thời gian sử dụng tối đa

trong phụ lục I Quyết định 206

Các loại tài sản khác (không quy định trong bảng này)

Áp dụng thời gian sử dụng tối đa trong phụ lục I Quyết định 206

Nguồn: Phòng kế toán Eximbank Long Biên

Eximbank Long Biên thực hiện trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng.

Bảng 7: Tỷ lệ trích khấu hao tại Eximbank Long Biên

STT Loại tài sản Tỷ lệ khấu hao hàng năm

1 Trụ sở làm việc 2 – 4 %

2 Thiết bị văn phòng 10 – 20 %

3 Phương tiện vận chuyển 10 – 16 %

4 Tài sản cố định khác 10 – 20 %

5 Phần mềm máy tính 10 – 20 %

Nguồn: Phòng kế toán Sử sụng số tiền trích khấu hao TSCĐ:

Khi trích khấu hao TSCĐ, chi nhánh Long Biên sẽ chuyển số khấu hao về Hội sở để được nghi giảm tài khoản vốn tại Hội sở Trung ương cấp bằng tài sản.

Chuyển đổi TSCĐ không đủ điều kiện sang công cụ lao động:

TSCĐ có nguyên giá dưới 10.000.000đ (Mười triệu đồng) không đủ tiêu chuẩn là TSCĐ theo quy định thì chuyển sang theo dõi, quản lý, sử dụng và phân bổ giá trị còn lại trên sổ sách kế toán như những công cụ lao động (CCLĐ).

Căn cứ vào giá trị còn lại của TSCĐ, hạch toán nhập CCLĐ và tiến hành phân bổ giá trị CCLĐ vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Chi nhánh xác định giá trị còn lại của TSCĐ phải chuyển sang CCLĐ và trình Hội Sở phê duyệt trước khi thực hiện.

Thanh lý CCLĐ:

Việc thanh lý CCLĐ do Giám đốc chi nhánh tự quyết nhưng phải có biên bản thanh lý.

Mẫu Bảng kê khấu hao TSCĐ tại Eximbank Long Biên (Phụ lục kèm theo)

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh Long Biên (Trang 37 - 39)