huy động vốn để phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường thông qua hình thức quỹ là một mô hình tiên tiến và hiệu quả được nhiều nơi sử dụng. Phương thức cho vay vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế của cộng đồng dân cư là một hướng đi rất quan trọng trong việc nâng cao đời sống người dân, góp phần bảo vệ RNM địa phương. Một số mô hình quay vòng vốn hỗ trợ cho các hoạt động có sinh lãi như chăn nuôi lợn, xử lý chất thải bằng biogas, nuôi ong, du lịch sinh thái, ngành nghề thủ công. Việc khó khăn nhất là cách thức quản lý vốn quay vòng, cần phải có quy chế chặt chẽ về việc sử dụng quỹ, có sự công nhận và giúp đỡ của chính quyền địa phương.
2.3. CÁC NGUYÊN TẮC BẢO VỆ RỪNG NGẬP MẶN DỰA VÀO CỘNGĐỒNG ĐỒNG
Tăng quyền lực (trao quyền): Ở những cộng đồng ven biển, tăng quyền
lực là sự phát triển của sức mạnh (quyền lực) thực hiện việc kiểm soát quản lý nguồn tài nguyên mà các cộng đồng này phụ thuộc. Việc này thường được thực hiện với những cơ quan của chính phủ. Bằng việc tăng cường sự kiểm soát và tiếp cận của cộng đồng đối với tài nguyên ven biển sẽ tạo ra cơ hội tốt hơn cho tích luỹ lơị ích kinh tế địa phương. Các tổ chức tại cộng đồng quản lý tốt tài nguyên cũng có thể được công nhận như những người cộng tác hợp pháp trong việc quản lý tài nguyên ven biển. Sự tăng quyền lực cũng có nghĩa là xây dựng nguồn nhân lực và khả năng của cộng đồng để quản lý có hiệu quả nguồn tài nguyên của họ theo cách bền vững.
Sự công bằng: Nguyên tắc công bằng gắn liền với nguyên tắc tăng
quyền lực. Sự công bằng có nghĩa là có sự bình đẳng giữa mọi người và mọi tầng lớp đối với những cơ hội. Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng cũng đảm bảo tính công bằng giữa thế hệ hiện tại và tương lai bằng cách tạo ra những
cơ chế có thể bảo đảm cho việc bảo vệ và bảo tồn nguồn tài nguyên ven biển để sử dụng cho tương lai.
Tính hợp lý về sinh thái và sự phát triển bền vững: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thúc đẩy những kỹ thuật và thực hành không chỉ để phù hợp với những nhu cầu kinh tế, xã hội, văn hoá của cộng đồng mà còn là hợp lý sinh thái. Do đó, những kỹ thuật phải thừa nhận sức chịu đựng và tiếp thụ của nguồn tài nguyên và HST. Sự phát triển bền vững có nghĩa là phải cân nhắc, nghiên cứu trạng thái và bản chất của môi trường tự nhiên trong khi theo đuổi phát triển kinh tế mà không làm tổn hại đến phúc lợi của thế hệ tương lai. Quan tâm đến môi trường được lồng vào nguyên tắc “Người quản gia”, nguyên tắc này thừa nhận mọi người đều là người bảo vệ bình dị của Trái đất này.
Tôn trọng những tri thức truyền thống/bản địa: Quản lý bảo tồn dựa
vào cộng đồng thừa nhận giá trị của tri thức và hiểu biết bản địa. Nó khuyến khích việc chấp nhận và sử dụng những tri thức truyền thống/bản địa trong những quá trình và hoạt động khác nhau của mình.
Sự bình đẳng giới: Quản lý bảo tồn dựa vào cộng đồng thừa nhận vai
trò độc đáo và sự đóng góp bình đẳng của nam và nữ giới trong lĩnh vực sản xuất và tái sản xuất. Nó thúc đẩy cơ hội bình đẳng của cả hai giới trong sự tham gia có ý nghĩa vào việc quản lý tài nguyên